Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Tiểu đường và răng bạn dường như không có gì liên kết với nhau, nhưng kỳ thực chúng lại có mối tương quan rất mật thiết: viêm rang lợi làm đường máu tăng thêm và ngược lại đường máu tăng cao làm cho việc viêm răng lợi dễ xuất hiện.

 

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể sẽ tăng nguy cơ cho những vấn đề về răng miệng như bệnh về lợi.
Tin tốt là: Chăm sóc tốt cho răng miệng của bạn có thể giữ cho răng và lợi của bạn khỏe mạnh.
Một số vấn đề khác về răng miệng, dù không phổ biến lắm, nhưng cũng liên quan ít nhiều tới tiểu đường. Trong đó:
• Thời gian hồi phục lầu sau khi phẫu thuật nha khoa
• Nhiễm nấm
• Khô miệng
• Sâu răng
Mặc dù vậy, bạn có thể thực hiện một sô bước để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đây là những cách để giảm thiểu rủi ro.

Tiểu đường và rủi ro sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn giảm thiểu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng lợi mà có thể dẫn tới bệnh lợi nghiêm trọng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh về lợi được coi là viêm lợi. Lợi sẽ bị sưng, mềm, và có thể chảy máu, đặc biệt khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
Nếu bệnh lợi tiếp tục tiến triển, lợi có thể bắt đầu tách ra khỏi răng, hình thành các túi mà có thể giữ vi khuẩn lại và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không được điều trị, các bệnh nhiễm trùng có thể hủy hoại xương hàm giữ răng tại chỗ được chắc.
Phẫu thuật có thể cần thiết. Có một kĩ thuật, gọi là giảm độ sâu của túi, các nha sĩ hay chuyên khoa lợi sẽ gấp các mô lợi lại với nhau, loại bỏ vi khuẩn đi, và kiên cố những mô đó vào vị trí mà vừa vặn chặt chẽ xung quanh răng, đôi khi còn cạo đi kẹo cao su tự do.
Với bệnh tiểu đường, bạn có thể phục hồi lâu hơn sau khi phẫu thuật răng lợi. Người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để giữ nhiễm trùng sau phẫu thuật ngừng phát triển. Hãy để ý nhiều và kiểm soát đường máu trước và sau khi phẫu thuật răng miệng.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn cũng có khả năng nhiễm nấm trong miệng, gọi là nấm candida hay nấm miệng. Điều này vẫn đúng kể cả khi bạn đeo hàm giả.
Bị khô miệng, gọi là bệnh khô miệng, cũng là vấn đề phổ biến khác giữa những người tiểu đường, Nước bọt rất quan trọng tới sức khỏe răng miệng – Nó giúp tẩy rửa thức ăn và giữ miệng ẩm. Khi bạn không có đủ nước bọt, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, các mô có thể sẽ bị kích thích và bị viêm, và răng của bạn sẽ dễ bị phân hủy.

Tiểu đường và Răng miệng: Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro

Chăm sóc vệ sinh răng của bạn ở nhà hàng ngày là rất quan trọng. Đảm bảo đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
Nước súc miệng cũng có thể giúp giảm thiểu vi khuẩn mà có thể gây ra mảng bám tích tụ trên răng và lợi.
Kiểm tra xem miệng có bị viêm hay có dấu hiệu bị chảy máu lợi không. Nếu bạn thấy một trong hai dấu hiệu, hãy cho nha sĩ xem càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia khuyên nên vệ sinh răng chuyên nghiệp mỗi 6 tháng, hay thậm chí 3 đến 4 tháng. Đẩy từng bước đến vệ sinh răng chuyên nghiệp nếu bạn có chủ định xây dựng nền tảng vững và sạch cao răng nhanh chóng.
Hãy nói với nha sĩ của bạn là bạn đã được chuẩn đoán là đái tháo đường. Nó cũng giúp nha sĩ biết được kê đơn như thế nào và thuốc bạn cần phải uống.
Bạn có thể được giới thiệu tới nha sĩ chuyên khoa lợi nếu lợi của bạn vẫn tiếp tục nhức nhối hay còn tệ hơn thế nữa.
Tài liệu y khoa tham khảo tại WebMD
Đánh giá bởi Eric Yabu, DDS vào ngày 30 tháng 7, 2012
© 2012 WebMD, LLC

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran