Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013




Trong vài chục năm trở lại đây, tiểu đường đang là một trong 10 nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đã cướp đi mạng sống của 4,6 triệu người mỗi năm.
Nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới lại có một người chết vì căn bệnh này. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam): "Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới". Một thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi từ 30-65, thậm chí đã có bệnh nhân tiểu đường mới chỉ 9-10 tuổi.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa - 1

Dù tiểu đường là một căn bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm, nhưng nhiều người bệnh lại rất thờ ơ, thậm chí là coi thường căn bệnh này. Một minh chứng cho vấn đề này là:  “2/3 số người mắc bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh”.
Hiện nay, với nền y học hiện đại, dù tiểu đường vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể làm giảm rất nhiều những biến chứng đáng tiếc cho người bệnh và giúp họ có cuộc sống thoải mái hơn khi sống chung với căn bệnh quái ác này. Những dấu hiệu sau là những triệu chứng tiểu đường đầu tiên mà mọi người cần lưu ý:
- Khát nước và đi tiểu nhiều lần
- Thường thấy đói cồn cào
- Giảm thị lực
- Giảm cân nhanh
- Thường thấy mệt mỏi, đau đầu
- Vết thương ở chân, tay lâu lành
Dấu hiệu bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa - 2
Khi cơ thể có những triệu chứng tiểu đường, bạn nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra lượng đường trong máu để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, để phòng ngừa các triệu chứng tiểu đường, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bệnh  nên có một lối sống khoa học: ăn đủ bữa, không ăn nhiều những loại thức ăn dễ làm tăng lượng đường trong máu: cơm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh, kẹo... Cùng với đó, người bệnh nên uống bổ sung Tảo Mặt trời Spirulina để tăng cường dinh dưỡng thiếu hụt khi ăn kiêng, ngăn ngừa biến chứng và giữ ổn định lượng đường trong máu.
Thành phần dinh dưỡng chính trong Tảo Mặt trời:
- Đạm thực vật dễ tiêu chiếm 60-70%
- Các chất khoáng: sắt, canxi, kẽm, magie...
- Các vitamin nhóm B, A, E, ...
- Các chất chống oxi hóa như betacaroten, chlorophyll, phycocyanin....
- Không chứa chất béo, đường, tinh bột

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Bật mí cách chăm sóc bệnh tiểu đường trong mọi trường hợp - Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy tìm hiểu cách chăm sóc bản thân vào những thời điểm đặc biệt như: khi ốm, đang ở nơi làm việc, trường học, khi đi du lịch, chuẩn bị có em bé hoặc đang mang thai, hoặc trường hợp cần thiếu như thiên tai.

Với mỗi trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết để bạn  có thể chăm sóc bản thân một cách đúng đắn nhất
  1. Khi bạn đang bị bệnh
Thời tiết giao mùa, bạn có thể mắc chứng cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng. Các chứng bệnh này rất bình thường đối với người khỏe mạnh. Nhưng đối với người bị tiểu đường, rất có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Nếu tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới hôn mê.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Chú ý với những thay đổi giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả - Cuộc sống hối hả nên mọi người thường ít quan tâm đến sức khỏe của mình, theo thống kê  8 thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần làm được 8 điểm này, bệnh tiểu đường sẽ rời xa chúng ta.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ gạo nâu cực kỳ hiệu quả - Nghiên cứu ở Mỹ mới đây cho thấy những người thường xuyên dùng gạo và bột ngũ cốc nguyên chất đặc biệt là gạo nâu, bánh mì đen ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn những người có thói quen dùng bánh mì trắng, gạo trắng, mì sợi tinh chế…


Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hơn 197.000 người Mỹ trong vòng 22 năm về chế độ ăn uống các sản phẩm từ gạo và ngũ cốc ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Kết quả cho thấy có 10.507 đối tượng thuộc nhóm sử dụng nhiều sản phẩm gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2. TS. Qi Sun, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Harvard cùng các cộng sự cho biết: ngoài các yếu tố như môi trường sống, bệnh sử thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán ở các bệnh nhân tiểu đường, những người ăn gạo trắng và các sản phẩm ngũ cốc đã qua nhiều công đoạn tinh chế ít nhất 5 lần/tuần thì nguy cơ mắc tiểu đường tăng 17%. TS. Qi Sun cho biết thêm: gạo nâu và bột ngũ cốc nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường do chúng có khả năng ổn định lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho insulin (một chất có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường) hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiệm trọng tới thính lực - Nhóm chuyên gia Bệnh viện Henry Ford (HFH) ở Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lớn đến thính lực ở phụ nữ, nhất là khi tuổi cao và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa không được điều trị dứt điểm. Kết luận trên đượn dựa vào nghiên cứu dài kỳ, kết hợp theo dõi bệnh án của 990 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện này từ năm 2000 – 2008, những người này được phân theo độ tuổi, giới tính, cùng với mức độ mắc bệnh đái tháo đường và mức HbA1C trong máu theo quy định của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý - Chế độ ăn góp phần quan trọng vào sự thành công trong điều trị bệnh tiểu đường. vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên nắm rõ những nguyên tắc ăn uống sau.

Mục tiêu chung chế độ ăn
1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.
2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
4. Ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.
5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Mức cân nặng, giới tính
2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng).
3. Thói quen và sở thích.
Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau:
1.  Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).
2. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
3. Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
4.Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
5.Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
Một số điểm chú ý:
1.Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài,  trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
2.Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.
3.Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. (Ảnh minh họa)
Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?
Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì, tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ, ĐTĐ thai kỳ hay đẻ con trên 4kg. Khi có các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần nghĩ đến tiền ĐTĐ.
Việc phát hiện tiền ĐTĐ sẽ tiến hành trên các đối tượng có nguy cơ, xác định qua các xét nghiệm thăm dò đường huyết.
Tiền ĐTĐ là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh ĐTĐ cho thấy những người mắc tiền ĐTĐ có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành ĐTĐ týp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.
Người dân cần được trang bị kiến thức về ĐTĐ cũng như tiền ĐTĐ, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh.
Những người bị tiền ĐTĐ cũng cần được hiểu biết thêm về các vấn đề xảy ra đối với họ: chế độ luyện tập; chế độ ăn uống; chế độ dùng thuốc; khi bị ốm; khi đi du lịch; nguy cơ dễ bị các bệnh khác như lây nhiễm cúm/viêm phổi; thay đổi tâm lý (cáu giận hoặc trầm cảm).
Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh - 1Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì,
tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ. (Ảnh minh họa)
Những ai có nguy cơ bị tiền ĐTĐ?
Hội đồng các chuyên gia của HHS và ADA khuyên nhân viên y tế nên sàng lọc tất cả những người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 25).
Những người béo phì tuổi dưới 45 cũng cần được sàng lọc nếu họ có một trong những yếu tố nguy cơ sau: cao huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, nồng độ mỡ trong máu cholesterol tốt (HDL – High-Density Lipoprotein) thấp và triglyceride cao, tiền bị ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con to trên 4kg, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 cao (như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á/dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, Latinh).
Nếu một người được xét nghiệm sàng lọc tiền ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì ADA khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được chẩn đoán tiền ĐTĐ thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái đường týp 2 cứ 1 đến 2 năm một lần.
Trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ các em hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ týp 2 ở trẻ em.
1. Định nghĩa và tính thường gặp

“ Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai”

Các nghiên cứu kinh điển của Freinkel đã chứng minh ở người đái tháo đường thai kỳ, trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến  hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.
Các bất thường về chuyển hóa bao gồm tiết insulin mất cân đối và các tác động của nó đến quá trình thu nhận glucose, ngăn chặn sản xuất glucose ở gan và giảm tuyệt đối sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.
Các nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường thai kỳ phát hiện nhiều điểm chung, giống với đái tháo đường type 2. Những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở lớp người nhiều tuổi hơn (trên 25 tuổi), có thừa cân, béo phì so với những phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Cũng như đái tháo đường type 2 , tần suất mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên cùng với tuổi và chỉ số cơ thể (BMI) thường gặp hơn ở các quần thể không phải là da trắng. Trong các nghiên cứu khác nhau, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6-3,5 lần ở người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tăng 8,5 lần ở người sống vùng Đông Nam Á, tăng 10,9 lần ở người Đông Ấn và gấp 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng tương tự đối với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng, cũng như về mối liên hệ với tuổi và sự béo phì. Những thay đổi về chuyển hóa ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ cũng có những đặc điểm phù hợp với đặc điểm của người đái tháo đường type 2.
Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này. Lứa tuổi hay gặp của những sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thường trên 35, thường gặp ở người thừa cân, béo phì (IBM trên 23). Đái tháo đường thai kỳ cũng hay gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần.
Ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, nồng độ insulin huyết tương lúc đói tăng gấp 2 lần trong kỳ thai 3 tháng cuối so với sau đẻ. Đặc điểm này cũng tương tự như ở phụ nữ không bị đái tháo đường mang thai. Mức tăng tiết insulin tương đối trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường. Đáp ứng pha sớm của insulin ở người có đái tháo đường thai kỳ giảm thấp đến dưới 25% so với phụ nữ bình thường mang thai. Đáp ứng insulin pha muộn tăng tương tự người bình thường có thai và người đái tháo đường thai kỳ. Khả năng tiết insulin ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nói chung thấp hơn so với phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ, đỉnh insulin xảy ra muộn hơn trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uốn. Hiện tượng này tương ứng với giảm đáp ứng insulin pha sớm trong nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch. Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống cho thấy, ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ luôn có mức insulin cao hơn so với sau khi đẻ và mức Insulin cao nhất thường gặp ở phụ nữ béo phì được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Ngược lại mức tăng nhạy cảm của tế bào bêta (β) đối với các kích thích của các acid amin và glucose thấp hơn một cách có ý nghĩa ở những đối tượng này. Ở phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường, đáp ứng của Insulin với thức ăn giàu protein tăng lên rõ rệt so với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
Ngày nay người ta biết rằng những rối loạn trong sự phát triển của đảo tụy thời kỳ bào thai và niên thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng chuyển hóa và chức năng của tế bào bêta (β) ở giai đoạn sau của cuộc đời. Các tác giả Anh nhận thấy các đối tượng lúc sinh ở giai đoạn dưới một tuổi có cân nặng thấp, sẽ có nguy có bị đái tháo đường type 2 vào lứa tuổi trên 40.
Yếu tố môi trường và dinh dưỡng luôn có vai trò quyết định khuynh hướng phát triển của các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường type 2. Điều này đã được chứng minh bởi số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang tăng nhanh ở các nước châu Á, nơi đang có sự thay đổi nhanh mức tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự thay đổi “đột ngột” về mức sống và lối sống. Những số liệu về bệnh đái tháo đường trong quần những người gốc châu Á, châu Phi di cư đến sống ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn người bản xứ, cũng là những chứng cứ khoa học ủng hộ cho nhận xét này.
Các nghiên cứu về mô bệnh học tụy của thai nhi mà mẹ bị bệnh đái tháo đường tháo đường hoặc bị đái tháo đường thai kỳ cũng thấy có hiện tượng kích thích sự tăng trưởng của tế bào bêta (β).
 2. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn là vấn đề trang cãi mặc dù đã có nhiều hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề này.
Trong nghiên cứu kinh điển, O’Sullvivan và Mahan (1964) đã tiến hành phân tích thống kê đáp ứng với glucose của cơ thể trong 3 giờ với nghiệm pháp 100g glucose bằng đường uống ở 752 phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Những quan sát của họ thu được giá trị tương ứng với giá trị trung bình cộng trừ 2 lần độ lệch chuẩn (SD) ở các thời điểm cơ sở lúc đói, sau 1, 2 và 3 giờ. Bằng cách tự chọn mức dung nạp carbohydrat thấp hơn và cao hơn trung bình 2 SD là bất thường. Theo tiêu chuẩn này có 2,5% đối tượng được xác định là mắc đái tháo đường thai kỳ.
Các tiểu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn gây nhiều tranh cãi. Sau đây xin giới thiệu tóm tắt một số cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
 a. Chẩn đoán dựa trên cơ sở thống kê số liệu
Cách định nghĩa bệnh theo thống kê, ngay từ đầu, đã thấy được nhược điểm là chịu ảnh hưởng của tính khác biệt với từng quần thể. Đặc điểm này thể hiện ở các kết quả điều tra, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ dao động từ 0,5% (ở miền bắc nước Anh) đến 12,3% ở số dân thành phố (chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và da đen). Trong một tài liệu tổng quan về một nhóm nhiều dân tộc gồm 10.187  phụ nữ được sàng lọc theo tiêu chuẩn hóa về không dung nạp Glucose ở New York, tỉ lệ hiện mắc chung đái tháo đường thai kỳ là 3,2%. Tần suất đái tháo đường thai kỳ thấp nhất ở nhóm người da trắng, tiếp sau là người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người nguồn gốc châu Á và cuối cùng là nhóm phụ nữ được xếp vào một nhóm chung –nhóm chủng/dân tộc khác.
Như vậy dùng phương pháp thống kê thuần túy để định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là không thích hợp vì nó phụ thuộc vào nguy cơ tương đối của quần thể được nghiên cứu.
 b. Chẩn đoán dựa trên tỷ lệ bệnh tật liên quan
Một phương tiện thích hợp hơn để định nghĩa bệnh là dựa vào tỷ lệ bệnh tật liên quan. Tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan đã chịu được thử thách thời gian như một yếu tố dự báo đái tháo đường xảy ra sau đó  ở người mẹ, với tỷ lệ mắc đái tháo đường là 50% sau 28 năm theo dõi ở những phụ nữ trong thời gian mang thai được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
-  Tỷ lệ bệnh của mẹ cũng được phản ánh bằng sự tăng có ý nghĩa tỷ lệ mắc mới của tăng huyết áp và tiền sản giật do mang thai. Với sự quản lý tích cực hiện nay, nếu duy trì mức glucose máu bình thường, lúc đói và sau ăn, các biến chứng thường gặp trước đây ở mẹ như đa ối, đẻ non, các bất thường khác khi đẻ và chấn thương khi sinh không tăng lên ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Các hậu quả cấp tính chủ yếu của đái tháo đường thai kỳ tuy không/ hoặc ít tác động tới mẹ nhưng lại tác động đến bào thai.
- Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh của các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ đã được thừa nhận từ lâu. Các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ glucose máu, hạ calci máu, thai to, tăng bilirubin máu thường xảy ra. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, rất khó chứng minh được sự thay đổi về tỷ lệ bệnh tật ở những đối tượng này. Tuy nhiên, các số liệu trước đây đã cho thấy, tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần ở trẻ em của các bà mẹ được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Song các ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn trong thời kỳ chu sinh mà còn rất lâu dài. Khi trưởng thành, những trẻ em này sẽ sớm phát triển kháng Insulin, dễ bị mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt phần lớn trong số họ có một tỷ lệ cao không dung nạp glucose.
Như vậy, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và quản lý bệnh tích cực ở các bà mẹ không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ mà còn làm giảm hoặc loại bỏ hẳn các biến chứng chu sinh, sơ sinh, thậm chí các biến chứng lâu dài ở con cái của họ. Vì thế nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành nhằm đặt được một tiêu chí chẩn đoán hoàn hảo.
 c. Giới thiệu một số  tiêu chuẩn chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định và chẩn đoán sàng lọc
Tiêu chuẩn được giới thiệu sau đây được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ. Người ta cho những sản phụ mang thai tiến hành nghiệm pháp sàng lọc vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ uống 50 gam glucose, nếu đường máu sau một giờ từ 7,8 mmol/l trở lên thì tiến hành nghiệm pháp 100 gam.
 Bảng tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đường huyết tươngNFSL 50 gam GlucoseNFSL 100 gam Glucose
Lúc đói 5,83 mmol/l
Sau 1 giờ7,8 mmol/l10,56 mmol/l
Sau 2 giờ 9,2 mmol/l
Sau 3 giờ 5,3 mmol/l
 NFSL: Nghiệm pháp sàng lọc
Chẩn đoán dương tính nếu có từ 2 giá trị trên ngưỡng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán này lại không  hề tính đến các kết cục ở trẻ sơ sinh. Với ý thức đó, nhiều nhà lâm sàng đã lên tiếng hỏi liệu tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan có phải là quá lỏng lẻo để phát hiện và kết luận những người có nguy cơ mắc bệnh tật chu sinh liên quan đến không dung nạp carbohydrat?
Với nghi vấn này “ sự bất khả xâm phạm” của tiêu chuẩn chẩn đoán vốn được tin dùng bấy lâu nay đang bị nghi vấn.
Tiêu chuẩn nguyên gốc được dựa trên định lượng glucose ở máu toàn phần theo kỹ thuật Somogy, sau đó được nhóm Dữ liệu Đái tháo đường quốc gia Mỹ (NDDG) sửa đổi bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi bằng 1,14 để đại diện cho glucose huyết tương định lượng bằng kỹ thuật glucokinase. Carpenter và Coustan khuyến cáo sửa đổi sự chuyển đổi này để có tính đại diện hơn cho định lượng glucose huyết tương thực sự. Sự sửa đổi này dẫn đến hạ thấp tất cả các chỉ tiêu ở nghiệm pháp dung nạp Glucose 3 giờ.
* Các tiêu chuẩn của O’Sulivan/Mahan và các tiêu chuẩn chẩn đoán khác về đái tháo đường thai kỳ
Thời điểmTiêu chuẩn O’Sulivan/Mahan [mmol (mg/dl), huyết tương]Nhóm dữ liệu đái tháo đường quốc gia [mmol(mg/dl), huyết tương]Sửa đổi của Carpenter/Coustan
[mmol(mg/dl), huyết tương]
Đói5,0 (90)5,83(105)5,28(95)
1 giờ48,17(165)10,56(190)10,00(180)
2 giờ8,06(145)9,17(165)8,61(155)
6,96,94(125)8,06 (145)7,78(140)
* Tiêu chuẩn đái tháo đường thai kỳ bằng đường uống 75 gam Glucose
Thời điểmTổ chức y tế thế giới mg/dl (mmol/l )Hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu mg/dl (mmol/l )Hội thảo quốc tế đái tháo đường thai kỳ mg/dl (mmol/l )Australia mg/dl (mmol/l )Mose&cs mg/dl (mmol/l )
Đói--95(5,3)99(5,5)90(5,0)
1 giờ--180(10,0--
2 giờ140(7,8)162(9,0)155(8,6)144(8,0)140(7,8)
 3. Phương pháp áp dụng trong điều tra dịch tễ
a. Tiến hành
Trong điều tra dịch tễ người ta vẫn ưa dùng nghiệm pháp chẩn đoán mới với quy trình đơn giản như sau:
- Khám sàng lọc tất cả các đối tượng thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi ≥ 25.
+ BMI ≥ 23 trước khi có thai.
+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử đẻ con to từ 4000 gam trở lên (Với người Việt Nam từ 3600 gam).
+ Tiền sử sản khoa bất thường như xảy thai, thai chết lưu…
+ Tiền sử rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG).
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống vào buổi sáng sau một đêm nhịn đói.
Quy trình :
+ Lấy mẫu máu lúc đói để định lượng đường huyết.
+ Cho uống 75 gam glucose loại anhydrous hoặc 82,5 gam loại glucose monohydrat trong 250-300 ml nước trong 5 phút.
+ Lấy mẫu máu sau 2 giờ để định lượng glucose huyết tương.
b. Đánh giá:
- Đánh giá hai chỉ số theo bảng sau:
Đường máu (mmol/l)Bình thườngĐái tháo đường thai kỳ
Lúc đói<6,1≥ 6,1
Sau 2 giờ<7,8≥ 7,8
- Đánh giá ba chỉ số
Do những thiếu sót của các tiêu chuẩn đánh giá trên, nhiều tác giả khuyên nên định lượng và đánh giá glucose máu ở 3 thời điểm , ngay cả khi sử dụng nghiệm pháp 75 gam.
Nghiệm pháp
Tính theo mmol/l
Tính theo mg/dl
100 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
Sau 3 giờ
5,3
10,0
8,6
7,8
95
180
155
140
75 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
5,3
10,0
8,6
95
180
155
Ghi chú: Để  chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ phải có từ 2 tiêu chuẩn trở lên.
Chúng ta có thể thấy sự lúng túng trong xác định tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xu hướng ngày nay người ta vẫn sử dụng tiêu chuẩn 75 gam trong điều tra dịch tễ nhiều hơn, vì nó đơn giản, dễ áp dụng.

Đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nguyên tắc điều trị là toàn diện (tác động vào nhiều tạng phủ) và biện chứng (phải tùy vào từng bệnh nhân cụ thể).

Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đường”; nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ.
Các nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Chẳng hạn, việc dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hóa nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh.
Căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hóa hỏa, hỏa phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát…
Cũng như các bệnh lý nội khoa mạn tính khác, đối với chứng tiêu khát, nguyên tắc trị liệu của y học cổ truyền là:
Điều trị toàn diện: Xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác. Sử dụng tổng hợp các biện pháp như dùng thuốc và không dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Biện chứng luận trị: Nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, loại hình và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác… của từng người mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp.
Để chữa tiểu đường, Đông y vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh…
Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất”: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên. Con người là sản phẩm, là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, mọi biến đổi sinh lý và bệnh lý của nhân thể luôn luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của tự nhiên.
Điều trị không dùng thuốc
Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm…
Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà… Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân…
Dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Đây là phương pháp trị liệu rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu đái tháo đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví dụ: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng ép lấy nước uống hàng ngày; dùng con gián hoặc nhộng tầm sao vàng tán bột uống…
Dùng thuốc độc vị: Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật. Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà. Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống. Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày. Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày. Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên. Ăn lê tươi hàng ngày.
Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày. Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g. Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày. Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày. Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.
Dùng nhiều vị: Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì). Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.
Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn. Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày. Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống. Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.
Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống. Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.
Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống. Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.

 Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy…
Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua… Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột – đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này.
Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột – đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.
Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện?
Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:
- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.
Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng.
Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày:
Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam… có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).
- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).
Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).
ThS. BS. Nguyễn Huy Cường
Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy…
Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua… Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột – đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này.
Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột – đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.
Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện?
Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:
- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.
Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng.
Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày:
Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam… có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).
- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).
Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).

Có những cây cỏ quanh nhà như: mướp đắng, nha đam, húng quế… tưởng bình thường nhưng lại là những loại cây, quả được Đông y chứng minh có tác dụng chữa và giúp giảm bớt các triệu chứng do tiểu đường gây ra.

Khổ qua (mướp đắng)
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…
Cây cà ri (tên gọi khác là hồ lô ba)
Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Tương tự như khổ qua, cà ri cũng mang tính đắng nhưng nhẹ hơn. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.
TS. Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.
Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.
Cây húng quế
Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.
Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.
Lá xoài
Lấy khoảng 3-4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm.
Phương thuốc trên nếu thực hiện đều đặn và điều độ còn giúp chữa bệnh cảm sốt, đau ốm nhẹ.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra thông tin, hàng ngày ăn một quả trứng về thực chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu chỉ ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà 1 tuần ăn hơn 2 quả trứng thì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Những nhà khoa học từ trường Y Harvard Mỹ có được kết luật này sau khi làm nghiên cứu với khoảng 57.000 người đàn ông và phụ nữ trong thời gian khoảng 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một quả trứng hàng ngày tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khoảng 60%. Riêng với phụ nữ tỷ lệ này có thể lên tới 77%.
Nghiên cứu cho rằng, trứng là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin, protein và những chất dinh dưỡng khác. Tuy vậy, trứng cũng gồm hàm lượng cholesterol cao mà có nguy cơ tăng sự phát triển  bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường cho hay, nếu một tuần chỉ ăn một quả trứng thì cũng không gây nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh khi hàm lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể không thể hấp thụ hết. Có 2 loại tiểu đường chính: Tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ insulin nào. Loại tiểu đường này thường xuất hiện trước tuổi 40. Tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể vẫn sản sinh insulin, nhưng không đủ hoặc khi insulin sản sinh làm việc không hết khả năng.
Nhưng nói chung, tất cả những trường hợp bị tiểu đường thường có kết nối với bệnh béo phì và bệnh béo phì thường phát triển ở lứa tuổi trên 40 .


Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi… Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.
Design by Hao Tran -
Hao Tran