Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Bật mí cách chăm sóc bệnh tiểu đường trong mọi trường hợp - Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy tìm hiểu cách chăm sóc bản thân vào những thời điểm đặc biệt như: khi ốm, đang ở nơi làm việc, trường học, khi đi du lịch, chuẩn bị có em bé hoặc đang mang thai, hoặc trường hợp cần thiếu như thiên tai.

Với mỗi trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết để bạn  có thể chăm sóc bản thân một cách đúng đắn nhất
  1. Khi bạn đang bị bệnh
Thời tiết giao mùa, bạn có thể mắc chứng cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng. Các chứng bệnh này rất bình thường đối với người khỏe mạnh. Nhưng đối với người bị tiểu đường, rất có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Nếu tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới hôn mê.


Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
Hãy chuẩn bị những điều kiện tốt nhất và làm theo kế hoạch sau:
-         Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu
-         Nên kiểm tra lượng xeton trong máu hoặc nước tiểu
-         Xem xét liệu có thể thay đổi loại thuốc đặc trị đang dùng hay không
-         Kiểm tra lại thói quen ăn uống
-         Gọi cho bác sĩ hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Kế hoạch có thể được cụ thể như  sau:
-         Kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất bốn lần trong một ngày và ghi lại kết quả trong quyển sổ tay. Giữ lại kết quả để bác sĩ có thể xem xét.
-         Tiếp tục sử dụng thuốc trị tiểu đường, ngay cả khi bạn không thể ăn.
-         Uống ít nhất một ly nước  (không calo, không caffeine) mỗi giờ ngay cả khi bạn đang tỉnh táo.
-         Nếu không thể ăn thức ăn bình thường, hãy cố gắng ăn hoặc uống những thứ sau:
+ Nước trái cây
+ Bánh mặn
+ Bánh mỳ nướng
+ Súp
+  Súp hoặc nước thịt
+ Kem hoặc trái cây
+ Thạch không đường
+ Sữa, sữa chua
+ Soda không đường
Gọi cho cấp cứu, bác sĩ nếu:
-         Lượng đường trong máu trên 240  ngay khi bạn đã uống thuốc đặc trị tiểu đường
-         Nồng độ xeton trong máu hoặc nước tiểu cao hơn bình thường
-         Nôn mửa nhiều lần
-         Tiêu chảy trên 6 giờ
-         Khó thở
-         Sốt cao
-         Mệt mỏi và ngủ li bì
2.Tại trường học hoặc nơi làm việc
cham soc benh nhan bi benh tieu duong
Chế độ ăn luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng
-         Thực hiện chế độ ăn như bình thường
-         Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên như bình thường
-         Cho giáo viên, bạn bè, đồng nghiệp biết về tình trạng sức khỏe của mình. Họ sẽ giúp bạn nếu lượng đường trong máu quá thấp
-         Dự trữ  đồ ăn nhẹ và mang chúng theo phòng trường hợp đường huyết thấp
-         Báo cho cán bộ y tế, y tá của trường, cơ quan biết về bệnh tình của bạn
  1. Khi đi xa
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tự chăm sóc mình khi đi xa nhà
-         Thực hiện theo kế hoạch các bữa ăn của bạn càng nhiều càng tốt. Luông mang theo đồ ăn nhẹ phòng trường hợp đi ra ngoài ăn mà chưa được phục vụ.
-         Hạn chế uống rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác. Nếu muốn uống phải hỏi bác sĩ về mức độ ăn toàn và ăn nhẹ trước khi uống.
-         Nếu bạn phải lái xe hơi đi xa, kiểm tra lượng đường trước khi lái. Cứ 2 giờ, dừng lại và kiểm tra lượng đường huyết . Luôn mang theo đồ ăn như trái cây, bánh quy giòn, nước trái cây, nước giái khát trong xe phòng trường hợp lượng đường huyết xuống quá thấp.
cham soc nguoi bi tieu duong o cac thoi gian dac biet
Không quên mang thuốc khi đi xa
-         Mang theo thức ăn và đồ ăn nhẹ nếu di chuyển bằng máy bay
-         Thuốc đặc trị tiểu dường và dụng cụ kiểm tra luôn mang theo bên người, không bao giờ đặt trong hành lý ký gửi.
-         Đi giày thoải mái, vừa vặn. Bạn sẽ đi bộ được nhiều hơn vì vậy hãy chăm sóc đôi chân của bạn.
-         Nếu đi trong thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ điều trị trực tiếp cung cấp toa thuốc để sử dụng khi số thuốc mang theo đã hết.
-         Không tự ý sử dụng thuốc nếu bạn đang ở nước ngoài. Các quốc gia khác nhau sử dung toa thuốc điều trị tiểu đường khác nhau.
(Còn tiếp)

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran