Tải lượng đường huyết là chỉ số thể hiện lượng các chất đường bột (carbohydrate) trong một dạng thực phẩm. Cùng với nó, chỉ số đường huyết thể hiện chất lượng về mặt tốc độ tiêu hóa và hấp thụ các chất đường bột của cơ thể. Do vậy, cách tốt nhất để dự đoán tác động của các chủng loại thực phẩm và số lượng khác nhau của chúng trong mức đường huyết của cơ thể.
Thực phẩm chứa cùng lượng carbohydrate thường có chỉ số đường huyết khác nhau. Lấy ví dụ, táo và khoai tây đều cùng có lượng carbohydrate chiếm 30% trọng lượng. Do đó, một quả táo hoăc một củ khoai tây nặng 50 gram thì sẽ chứa khoảng 15 gram chất đường bột. Với chỉ số đường huyết là 40, tải lượng đường huyết của quả táo là 6 gram (40 x 15/100). Nhưng vì khoai tây có chỉ số đường huyết là 80, nên nó có tải lượng là 12 gram (80 x 15/100). Nói cách khác, ăn một củ khoai tây thì sự tác động lên mức đường huyết sẽ gấp đôi so với khi ăn một quả táo.Trong khi tải lượng đường huyết có ích trong nghiên cứu, Đơn vị nghiên cứu dinh dưỡng con người tại Đại học Sydney đã phát hiện rằng chỉ số đường huyết hữu ích đối với các bệnh nhân Đái tháo đường. Điều này là do một số thực phẩm có hàm lượng đường bột thấp có thể mang lượng chất béo không tốt cho sức khỏe như trường hợp của bánh bao và bánh xếp. Vì vậy, Đơn vị khuyến cáo mọi người nên sử dụng chỉ số này trong việc lựa chọn thực phẩm để sử dụng. Với cách này, người bệnh đái tháo đường có khả năng dự đoán loại gạo,mì và bánh mì nào sẽ ít tác động nhất lên mức đường huyết của họ. Mục tiêu không chỉ đơn giàn là chọn loại thức ăn có hàm lượng carbohydrate
thấp mà còn là chọn type thức ăn có thời gian tiêu hóa và hấp thu bởi cơ thể lâu hơn. Ở cùng thời điểm, việc dùng thức ăn chứa ít carbohydrate hơn như cơm hoặc mì để điều chỉnh chỉ số đường huyết của toàn bộ chế độ dinh dưỡng là quan trọng. Vì lý do này, những bệnh nhân đái tháo đường được khuyến cáo rằng nên bớt lượng cơm trong mỗi bữa xuống còn 25%. Nếu ăn nhiều cơm hơn thế, mức glucose trong máu sẽ tăng lên đến một đỉnh cao hơn và cơ thể mất nhiều thời gian hơn để đưa mức đường huyết này trở lại bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng cho người bệnh.
Bảng : Thực phẩm thông dụng tại Châu Á
Thực phẩm chứa carbonhydrate |
Chỉ số đường huyết
|
Tải lượng đường huyết
|
Cơm gạo lài (hấp, Thái Lan) Đường maltose (50 mg) Đường glucose (50 mg) Nếp Bánh gạo giòn Xôi Cơm gạo lức Cơm tấm Mì tươi (làm từ bột mì) Cơm cá khô Thức uống thể thao hiệu Gatorade Khoai lang Dưa hấu Gạo hạt vừa Bánh mì trắng Bánh quẩy Mật ong Cơm rau xào và thịt gà Cháo gạo Nước ngọt vị cam Thơm Khoai tây luộc Đường sucrose (đường đôi) Khoai tây hấp Cháo gạo rang Snack khoai tây Gạo hạt dài Nho đen Bún gạo Nước ngọt vị cola Đu đủ Cơm với tương đậu nành Bắp Yam Xoài Xôi (hàm lượng amylase cao) Nước cam Mì gói Khoai sọ Chuối Mì chiên giòn Đường lactose Nếp than Bún gạo tươi (đã trụng nước sôi) Bánh bao hấp có nhân thịt và hành Táo Mì đậu xanh (đã trụng nước sôi) Bột củ sen Bánh xếp nhân thịt và hành Đường fructose Cháo cám gạo |
109 105 100 94 91 88 87 86 82 79 78 77 76 75 75 75 74 73 69 68 66 66 65 62 61 60 60 59 58 58 56 56 55 54 51 50 50 49 48 47 46 46 42 40 39 39 39 33 28 23 19 |
46 11 10 31 23 25 37 37 34 40 12 13 5 29 11 15 16 55 23 23 5 16 8 15 23 12 25 11 23 15 4 24 18 19 8 14 12 12 4 11 19 5 14 15 12 6 18 3 6 2 3 |
0 nhận xét :
Đăng nhận xét