Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đái tháo đường cùng bênh huyết áp nhất thiết phải chú ý đến hai yếu tố là giảm đường lẫn muối. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
Một số người mắc bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm
người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường.
Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ
(ADF) giới thiệu.
1. Chú ý đến chất béo
Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa
là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ
bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch
máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật,
mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật,
nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa
cao.
2. Chú ý về carbohydrate
Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn
thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất
năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm
tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người
bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá
nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm
nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng
năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
3. Giảm tiêu thụ cholesterol
Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn
đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực
phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm
lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng,
tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế
biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
4. Nguồn protein
Một trong những tiêu chí sử dụng protein
ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển
hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ
nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại
hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa
tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu,
trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.
Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống
tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm,
tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm
dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất
khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối
Một trong những giải pháp tốt về ăn uống
đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn
nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm
được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm
đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả
lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy
trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.
Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có
hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng
các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc,
bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất
và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét