Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tim mạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh tim mạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Các chuyên gia nhận định người mắc bệnh tiểu đường thể 2, dạng phổ biến nhất và chiếm đến 90% số ca tiểu đường, có rủi ro bị nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, hoại chi... tăng cao nếu không được chữa trị phù hợp.

 
Sau đây là một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường ít người biết tới.
Thân hình “trái táo”: Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị tiểu đường thể 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.
Ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
Buồng trứng đa nang: Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
Ngáy ngủ: Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.
Bỏ bữa ăn sáng: Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.
Giờ giấc công việc bất thường: Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu có khẩu phần ăn hàng ngày là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên thì khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng chỉ ăn 1/2 số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích thì đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.
Từ đó khuyến cáo, nên giảm thiểu sự tiêu thụ thịt chế biến đến mức chấp nhận, cũng như giảm tiêu thụ thịt đỏ. Đừng nên coi thịt đỏ là thức ăn chính của bữa ăn, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng những nguồn protein có lợi cho sức khỏe như sữa ít béo, ngũ cốc, thịt gia cầm và cá. Ngoài ra, để giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2, chúng ta cần điều chỉnh cân nặng, tập luyện và ăn theo khẩu phần ăn bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sản phẩm sữa chứa ít chất béo và thịt nạc trắng.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để đưa mức đường huyết về mức bình thường .

 

 
MỤC TIÊU DINH DƯỠNG
1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.

2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.

3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.

5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
Tháp dinh dưỡng:
KHẨU PHẦN ĂN CỦA NGƯỜI TRONG MỘT NGÀY
  • Tinh bột :6-11 suất
  • Trái cây: 2-4 suất
  • Rau: 3-5 suất
  • Thịt: 2-3 suất
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: 1-2 suất
  • Mỡ và đường: hạn chế
TINH BỘT : Là cơ bản của bữa ăn. Có nhiều trong :
  • Gạo,
  • Bột mì,
  • Bắp
  • Khoai củ,
  • Đậu…
Có 2 loại tinh bột : Loại tốt cho sức khỏe và loại không tốt
TINH BỘT TỐT : Cung cấp nhu cầu Carbonhydrate cơ bản cho cơ thể, chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Trái cây (Nên ăn trái cây hơn là uống nước trái cây )
Rau, đậu
Ngũ cốc
TINH BỘT KHÔNG TỐT: Cần hạn chế tối đa
  • Làm tăng cao Đường trong máu rất nhanh
  • Đường tinh luyện
  • Đậu trắng
  • Bánh kẹo, nước ngọt
  • Soda, nước uống nhiều đường,rượu
Mỗi ngày bệnh nhân Đái Tháo Đường nên ăn khoãng 6 suất tinh bột
1suất tinh bột (100cal) :
  • Khoãng 1 vá cơm = 1 chén lưng cơm
  • Bún 89g = 1 chén rưỡi bún = dĩa nhỏ bún
  • Bánh đúc 189g
  • Bánh mì 40g = 1 lát bánh mì sanwich
  • Mì gói 25g = 1 dĩa nhỏ mì = 1 vắt mì khô
  • Một      dĩa bánh ướt
  • Khoai lang 90g
  • Khoai môn 90g
  • Khoai tây 106g
  • Bắp tươi 50g
  • Nui (khô) 29g…..
Buổi trưa và buổi tối bệnh nhân nên ăn khoãng  1 chén rưỡi cơm ( hay 2 chén lưng ) hay thế bằng 3 chén bún…..
Có thể ước tính : 1 chén cơm thế bằng 1,5 chén bún = 1 dĩa mì nhỏ = 1 lát bánh mì = 1 dĩa bánh ướt…
NHÓM THỊT
Cung cấp đạm cho cơ thể
Đạm có nhiều trong :
Đạm động vật:
  • Thịt đỏ : heo,bò, dê , cừu
  • Thịt trắng :cá, thịt gà bỏ da, thức ăn hải sản      như cua, mực, tôm…
  • Trứng gia cầm
Thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ
Đạm thực vật
  • Đậu nành, đậu hủ và các loại hạt khác
  • Dầu thực vật không có mỡ bão hòa (không      cholesterol)
  • ½ chén đậu Hàlan
Mỗi ngày nên ăn 2-3 suất thịt : 1 suất thịt = 5g protein
Một suất khoảng: 28gram thịt ,cá, gà, vịt hay phômai
  • Tàu hủ 46g
  • Thịt bò nạc 25g
  • Trứng gà 38g
  • Tàu hủ ky 10g
  • Cá lóc 27g
  • Cá thác lác 28g
  • Cá thu 20g
  • Cua 29g
CHẤT XƠ
Mục tiêu = 10 – 35 grams/ngày
Chức năng:
  • Giúp giãm táo bón
  • Giúp giãm cân.
  • Giãm khả năng ung thư ruột kết
  • Giữ đường huyết ổn định
  • Giảm sản xuất cholesterol ở gan, làm giảm      cholesterol trong máu
  • Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và bệnh lý      mạch vành
CHẤT XƠ có 2 dạng:
Dạng hòa tan: Rau,trái cây,đậu
Kiễm soát đường huyết và lipid máu
Dạng không hòa tan: ngũ cốc…
Tốt cho đường ruột
RAU CẢI : Nên ăn 7- 13 suất mỗi ngày
Một suất là:
  • 1 chén rau sống
  • ½ chén rau nấu chín
  • ½ chén rau xay nhuyễn
TRÁI CÂY mỗi ngày nên ăn 2-4 suất
Một suất trái cây :
  • 1 trái táo nhỏ, cam, chuối
  • 1 trái đào trung bình
  • Nước ép : 1/3-1/2 chén
  • ½ trái chuối lớn
  • 4-5 trái chôm chôm
  • 1 trái mận
  • 4 trái măng cụt
  • 1 trái ổi nhỏ
  • Chanh, cam :   116g
  • Đu đủ chín :     114g
  • Cóc                  :    111g
  • Vải                   :     109g
  • Táo,      lê        :    106g
  • Mít, nhãn         :     102g
  • Mãng cầu  :  85g
  • Sapoche   :  82g
  • Xòai                :  80g
  • Na                   : 76g
  • Chuối     :50 - 75g
1.Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

2.Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

3.Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.

4.Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

5.Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
NHÓM DẦU MỠ
Cung cấp nhiều năng lượng và acid amin thiết yếu cho cơ thể
Mỡ tốt :nên được sử dụng
Mỡ đơn không bão hòa:
  • Hạt
  • Dầu Olive
  • Dầu dừa
Mỡ đa không bão hòa:
  • Dầu hướng dương
  • Dầu bắp
  • Đậu nành
  • Omega 3 and 6
  • Omega-3 and Omega-6 Fatty Acids
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Có trong: Cá (cá hồi, cá ngừ ,cá tuyết),đậu nành…
Mỡ xấu : Nên hạn chế sử dụng
Thịt đỏ : bò heo, dê…
Trứng

Sản phẩm từ sữa
Mỡ heo
Dầu cọ
Thức ăn chiên, xào, nước béo ( phở)
NHÓM SỮA
Nên uống khoảng 1-2 suất sữa mỗi ngày, nên dùng sữa dành cho bệnh nhân Đái Tháo Đường (ví dụ :  Nutren ), tuy nhiên sữa dành cho bệnh nhân cũng có khả năng tăng đường huyết nếu uống nhiều
1 SUẤT SỮA:
Mỗi suất sữa là 1 chén (250ml),
loại đun hay đậm đặc : ½ chén
loại sữa bột không béo : 1/3 chén
Yaourt : 1 chén
Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường.

Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.
RƯỢU BIA
Giới hạn lượng cồn đưa vào không nhiều hơn 1-2 lượng chuẩn mỗi ngày
1 lượng chuẩn : 285 ml bia, 375 ml bia nhẹ, 100ml rượu (vang, champagne), 30ml rượu mạnh (rượu đế, whisky, scott…)
30ml = 1 chung rượu
MUỐI
Giới hạn muối ăn vào ít hơn 6g mỗi ngày, đặc biệt bệnh nhân có tăng huyết áp
Giới hạn thức ăn có nhiều muối như thức ăn chế biến sẵn(mì gói, thịt đóng hộp…)
TỈ LỆ CÁC NHÓM THỨC ĂN TRONG MỔI BỮA ĂN
¼ là tinh bột
¼ là thịt, cá, gà, .hay thịt thay thế
½ là rau không có tinh bột
Sữa và trái cây
KHUYẾN CÁO CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ăn chế độ ăn ít mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.
Hạn chế muối , đường
Ăn hơn 5 suất trái cây và rau mỗi ngày
Chọn thức ăn giàu hạt nguyên (gạo lức…)
Hạn chế sử dụng rượu bia
Các bữa ăn nhỏ có thể làm giảm sự dao động đường huyết tuy nhiên ăn thường xuyên có thể dẩn tới dư năng lượng và tăng cân
Đưa bữa ăn phụ vào chế độ ăn nên tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.

Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.

Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.
Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Tiểu đường là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường. 3 dạng tiểu đường có thể gặp khi mang thai là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2, và tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là một số nguy cơ nếu thai phụ bị tiểu đường và việc kiểm soát tiểu đường trước và trong khi mang thai.

3 dạng tiểu đường có thể gặp khi mang thai

Tiểu đường loại 1



Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất bất kỳ insulin. Nó thường bắt đầu trong thời thơ ấu, và hầu hết các phụ nữ có bệnh tiểu đường loại 1 sẽ được nhận thức về tình trạng của họ trước khi họ mang thai. Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu của họ.

Tiểu đường loại 2

Tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin, hoặc khi insulin được sản xuất không hoạt động đúng. Nó thường xảy ra ở những người thừa cân, và thường được chẩn đoán ở phụ nữ tuổi từ 40 trở lên. Nhưng nó có thể xảy ra ở tuổi trẻ hơn, đặc biệt là ở những người châu Á và màu đen.
Bạn có thể không biết rằng bạn đã tiểu đường loại 2 trước khi mang thai, hoặc bạn có thể được chẩn đoán trong thời gian mang thai của bạn. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được điều trị với thuốc viên đường trong máu thấp hơn, và trong một số trường hợp, tiêm insulin.

Tiểu đường thai nghén


Tiểu đường khi mang thai
Tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường thai nghén chỉ xảy ra trong thai kỳ. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn ở những tháng giữa. Nó xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin thêm để đáp ứng nhu cầu của thai kỳ. Tiểu đường thai nghén biến mất sau khi bạn đã sinh con.
Bạn gấp hai lần khả năng phát triển bệnh tiểu đường type 2 sau này trong cuộc sống nếu bạn có bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai.
Có bệnh tiểu đường khi mang thai có thể đặt bạn và em bé của bạn có nguy cơ biến chứng. Bạn có thể giảm nguy cơ này, nhưng một phần phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mà bạn có.

Nguy cơ nếu thai phụ bị tiểu đường

Nếu bạn đã có bệnh tiểu đường loại 1 hay loại 2, bạn có thể có nguy cơ cao:
  • Có một em bé lớn, làm tăng nguy cơ sinh khó khăn, do lao động hoặc mổ lấy thai
  • Sẩy thai
Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 có thể có vấn đề mới, hoặc các vấn đề hiện tại trở nên trầm trọng hơn, với đôi mắt của mình (gọi là bệnh tiểu đường bệnh lý võng mạc ) và thận (bệnh tiểu đường thận).

Các biến chứng về mắt khi bị tiểu đường
Biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường

Em bé của bạn có thể có nguy cơ:
  • Không phát triển bình thường và có dị tật bẩm sinh, đặc biệt là bất thường tim
  • Là chết non hoặc chết ngay sau khi sinh
  • Có vấn đề về sức khỏe ngay sau khi sinh (chẳng hạn như các vấn đề về tim và hơi thở) và cần chăm sóc tại bệnh viện
  • Phát triển bệnh béo phì hay tiểu đường sau này trong cuộc sống

Kiểm soát tiểu đường khi mang thai


Mối tương quan giữa HbA1C và Glucose máu
Hình ảnh minh họa mối tương quan giữa HbA1C và Glucose máu

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ của riêng bạn và sức khỏe của bé là để đảm bảo rằng bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt trước khi bạn mang thai. Hãy hỏi bác sĩ  để được tư vấn. Bạn có thể kiểm tra bệnh tiểu đường trước khi thụ thai để hỗ trợ trước khi bạn cố gắng để có thai..
Bạn sẽ được cung cấp một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm HbA1c, giúp đánh giá mức độ glucose trong máu của bạn. Đó là tốt nhất nếu mức 6,1% trước khi mang thai. Nếu bạn có chỉ số cao hơn, bạn cần phải nhận được lượng đường trong máu của bạn dưới sự kiểm soát tốt hơn trước khi bạn thụ thai để giảm nguy cơ biến chứng cho bạn và em bé của bạn


Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng khiến sức khỏe người bệnh giảm sút và mất nhiều chi phí để điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể tự chăm sóc cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách thông thường hữu ích cho bạn:
Giảm cân. Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục.
Ăn nhiều quế. Các nhà nghiên cứu Đức phát hiện ra rằng ăn 1 gram quế mỗi ngày giảm 10% lượng đường trong máu. Các hợp chất trong quế có thể kích thích hoạt động của enzyme, giúp giảm lượng đường trong máu.Tập thể dục thường xuyên. Hãy luyện tập thể dục đều đặn ngay cả khi bạn không thực hiện chế độ giảm cân. Theo một nghiên cứu mới cho thấy, nếu đổ mồ hôi nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi luyện tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng hormore insulin hiệu quả hơn do số lượng insulin trên tế bào gia tăng.


Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục. (Ảnh minh họa)
Thư giãn. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ khó tự kiểm soát, tim đập nhanh hơn, hơi thở không đều đặn, đặc biệt là làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, bạn nên dành thời gian để thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Uống cà phê. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học  Y tế công cộng Harvard cho biết, những người uống cà phê nhiều hơn 6 ly nhỏ mỗi ngày, có khả năng giảm 29-54% nguy cơ  mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chất caffeine có trong cà phê thúc đẩy sự trao đổi chất. Cà phê cũng chứa nhiều kali, magiê, và chất chống oxy hóa giúp tế bào cơ thể hấp thụ đường.
Lập gia đình. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care, phụ nữ độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ lập gia đình.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Ở Việt Nam có khoảng 5,7% dân số mắc bệnh tiểu đường. Con số này còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Design by Hao Tran -
Hao Tran