Hiển thị các bài đăng có nhãn Triệu chứng bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Triệu chứng bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bệnh tiểu đường: Phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường - Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Việc phát hiện sớm những triệu chứng và dấu hiệu  sẽ tốt cho điều trị và phòng bệnh tiểu đường

Mệt mỏi
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Khi cơ thể luôn cảm giác mệt mỏi, da mặt xanh xao không đủ sức để làm bất cứ việc gì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đườngtuyp 1. Khi lượng glucose thiếu hụt sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt
Giảm cân nhanh chóng 
Trong vòng một tháng bạn đã sút đi 10 kg mà không hề ăn kiêng hay sử dụng biện pháp giảm cân nào chính là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuyp 1
Hiện tượng giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn là do không còn khả năng hấp thụ glucose dẫn đến đi tiểu và mất nước nhiều lần
Ngứa và vết thương khó lành 
Một số biểu hiện ngứa một cách kỳ lạ ở khắp cơ thể hoặc ở một số bộ phận như chân, tay, vùng kín...
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Những vết thương, vết xước do ngã xe hay bị dao cứa nhưng rất lâu lành do hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Giảm thị lực
Bạn không hề bị cận nhưng khi làm việc , bạn không thể nhìn tập trung, mọi vật thỉnh thoảng nhìn thấy rất nhòe và mờ ảo
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Do rối loạn lượng glucose trong máu ảnh hưởng đến các mạch máu đặc biệt là ở mắt dẫn đến hiện tượng giảm thị lực
Cảm giác nhanh đói và khát nước
Do lượng glucose bị mất đi quá nhanh khiến cơ thể không kịp chuyển hóa thực hiện việc trao đổi chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khiến bạn khá mệt mỏi và nhanh đói
Trong ngày, bạn thường xuyên đi tiểu nhiều lần một cách kỳ lạ mặc dù không hề uống nước . Do nồng độ glucose trong máu tăng cao khiến chức năng thận phải làm việc liên tục  và hiện tượng khát nước, đi tiểu nhiều lần diễn ra thường xuyên
Tâm lý thay đổi bất thường
Bạn tự nhiên cáu gắt vô cớ, tâm trạng lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh  một cách lạ thường rất có thể là bạn đang bị rối loạn về đường huyết

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013


Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi… Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
2. Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
3. Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạch việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.

4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
5. Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê  lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6. Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
7. Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
8. Không uống rượu bia
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
9. Gia tăng hoạt động thể lực
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Theo thống kê mới nhất của Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - ĐH Y Hà Nội, tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ 5,7%. Số người mắc bệnh tăng nhanh tại các thành phố lớn. 

Thống kê này cũng cho thấy, bệnh tiểu đường thường phát triển âm thầm nên khi phát hiện, bệnh nhân đã có những biến chứng nguy hiểm (44% bị các biến chứng về thần kinh, 71% các biến chứng về tim, não, thận và 8% các biến chứng về mắt).
Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh tiểu đường nếu phát hiện quá muộn là tổn thương thần kinh ngoại vi (có dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng), tổn thương thận (suy thận, liệt chức năng lọc và bài tiết), biến chứng mắt (các bệnh võng mạc), tổn thương mạch máu và tim (cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong), nhiễm trùng hoặc phải tháo khớp (tay, chân)...  
Những biến chứng trên có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh còn hạn chế. Sau 7 - 10 năm khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém. Nếu phát hiện và được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ dễ điều trị, hạn chế khả năng chuyển sang giai đoạn tiểu đường.
BS Ngô Thế Phi, Trưởng khoa Nội tiết BV Thủ Đức, cho biết: "Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý...". Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, bạn có thể nắm vững những nguyên tắc dưới đây: giảm trọng lượng thừa, chỉ cần giảm ở mức vừa phải - 7% là bạn có thể tránh nguy cơ bị tiểu đường; cắt giảm chất béo và calo trong khẩu phần ăn hằng ngày.  
Điều này cũng rất có lợi khi bạn muốn giảm cân; duy trì một chế độ ăn ít cacbon hydrate và giàu protein để có thể bền sức với mọi hoạt động.
Thảo dược methi Ấn Độ (họ đậu) có tác dụng hỗ trợ trong phòng và điều trị tiểu đường
Ngoài ra, người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nên ăn thật nhiều chất xơ, 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo bạn nạp vào cơ thể; ăn ngũ cốc nguyên hạt, cố gắng trong khẩu phần ngũ cốc của mình có ít nhất 1/2 là ngũ cốc nguyên cám; tăng cường rèn luyện thân thể như đi bộ ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.  
Hiện nay, một số người đồn thổi về việc uống rượu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thực tế chưa có dữ liệu chính thức nào nói về tác dụng này.
Bệnh tiểu đường hiện chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn. Các loại thuốc Đông, Tây y, thảo dược giúp hỗ trợ điều trị nhằm ổn định lượng đường huyết của máu.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều thứ nhưng cũng lạnh lùng lấy đi không ít những giá trị trong cuộc sống. Lối sống tiện nghi không bù đắp được những tổn thương do bệnh tật mang lại. Sự nguy hiểm nằm ở khía cạnh: những tiến bộ về y tế có thể điều trị khỏi một số bệnh nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm.

Thế nhưng bệnh tật vẫn chuyển biến một cách âm thầm, không có một dấu hiệu bất thường nào thì sao? Và đái tháo đường – một căn bệnh thời đại đã nghiễm nhiên trở thành một kẻ thù đáng gờm của con người với sức tàn phá tuy âm thầm nhưng ghê gớm của nó.
Đái tháo đường không cô đơn trong trận chiến giành sự sống của con người. Nó có nhiều đồng minh như stress, thói quen ít vận động, môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn… Tuy vậy, nó chỉ có thể quật ngã những cơ thể “lười biếng”, lười biếng vận động, lười biếng thăm khám bệnh, lười biếng tìm hiểu những phương pháp khả thi để tránh cho cơ thể những đau đớn không cần thiết trong cuộc chiến không khoan nhượng với bệnh tật. Và hạt Methi, đến từ quê hương Phật giáo Ấn Độ, có thể mang đến cho bạn một sự chọn lựa?
Trước hết, chúng ta cùng xem lại một số những thống kê của các tổ chức chuyên ngành để thấy rằng: những con số tuy lạnh lùng vô cảm nhưng thật sự là chúng biết nói nếu con người quan tâm, yêu thương bản thân mình. Ở Mỹ và Châu Âu, 33% các ca chạy thận, 55% các ca cắt cụt chi là do biến chứng của tiểu đường. Tại Việt Nam, cứ 4 người mắc bệnh tiểu đường thì có 3 người không hề biết cơ thể đang đối mặt với kẻ thù của thời đại cho đến khi họ phải chấp nhận cắt bớt một phần cơ thể, mù lòa, họ gắn chặt cuộc đời mình trên giường bệnh vì phải chạy thận nhân tạo… Nguyên nhân của tất cả bi kịch này là do những biến chứng âm thầm nhưng dữ dội của bệnh đái tháo đường mang lại.

Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà con người luôn được đánh giá là “chúa tể” của thế giới bởi trí thông minh, sự sáng tạo. Các nhà chuyên môn khuyến cáo chúng ta nên yêu thương cơ thể mình bằng một lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kì, ăn uống thông minh, thường xuyên vận động. Và nếu bạn đã đứng trước nguy cơ đái tháo đường, hay đang đối mặt với nó, họ đã tìm ra cho bạn những giải pháp khả thi để bạn chọn lựa. Bên cạnh việc ăn uống và tập luyện khoa học điều độ, khoa học, bạn dĩ nhiên phải dùng thuốc. Bạn có thể lựa chọn giữ việc dùng tân dược, thảo dược hay kết hợp cả hai, miễn sao cơ thể bạn “chấp nhận”. Hạt Methi, như đã nói ở trên, đang cùng với con người đồng hành chiến đấu với đái tháo đường.
Methi được xem là loại cây đầu tiên của nhân loại với những đặc tính nổi trội trong ứng dụng khi nó được trồng tại thung lũng sông Nile từ hơn 1000 năm trước Công Nguyên. Loại cây này được biết đến với công dụng trị nóng sốt, xông hương, ướp xác, thậm trí còn như một thứ vũ khí chống ngoại xâm của người Do Thái khi dầu của nó tạo ra sự trơn trượt nơi mặt thành Jerusalem. Phụ nữ Ả Rập thường rang hạt mêthi ăn để đẹp da, thân hình cân đối. Những công trình nghiên cứu gần đây trên thú vật và thử nghiệm lâm sàng nơi người đã chứng minh cho khả năng hạ đường huyết trong máu của bệnh nhân tiểu đường của hạt Methi. Ngoài ra, nó còn làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt, giảm cân… Với những đặc tính như trên, hạt Methi đã, đang và sẽ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường niềm hi vọng trong việc khống chế sự tấn công của căn bệnh này. Trong cuộc chiến ấy, đôi khi bạn phải đứng trước những lựa chọn thật khó khăn. Không thể phủ nhận lợi ích của tân dược là nhanh và hiệu quả trong điều trị nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến xương, bao tử, thận… Lúc ấy, bạn nên nghĩ đến một giải pháp khác.
Và hạt Methi nên được đánh giá là một lựa chọn thông minh với những tác dụng như: phục hồi và kích thích tăng tiết ra insulin, tăng độ nhạy cảm với mô của insulin, hạ đường huyết nhưng không hạ quá thấp, giữ chỉ số ở giá trị trung bình tốt, ngăn ngừa biến chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, tăng cường miễn dịch, hạn chế các tổn thương, viêm nhiễm, rối loạn do tiểu đường gây ra, chống lão hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào…
Như vậy, sống chung với tiểu đường không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tấn công của nó với sự bất lực. Thay đổi cuộc sống và thông minh lựa chọn những giải pháp điều trị thích hợp sẽ là điều bạn nên nghĩ tới trong cuộc chiến với tiểu đường, nhằm ngăn chặn ngay từ đầu căn bệnh không thể chữa khỏi này.

Phương pháo tế bào gốc (sterm cells)

Một nghiên cứu trên chuột đã mang lại nhiếu hứa hẹn cho những bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại công ty kỹ thuật tế bào gốc Novacell Inc tại San Diego và được báo cáo trên tạp chí Nature Biotechnology. 

 

Các nhà khoa học này báo cáo rằng họ có thể kiểm soát quá trình chuyển đổi từ tế bào gốc của phôi thai người thành tế bào sản xuất insulin cho cơ thể. Họ phát hiện ra rằng khi các tế bào gốc này được đưa vào cơ thể của những con chuột bị đái tháo đường, kết quả cho thấy là sự giảm nhẹ của tình trạng bệnh trên đối tượng gặm nhấm này.
Tiến sĩ Emmanuel Baetge tại công ty kỹ thuật tế báo gốc Novacell Inc cho biết, dựa trên kỹ thuật mới này, nhóm nghiên cứu của ông có thể cung cấp cho các bác sỹ một lượng lớn các tế bào chức năng xuất tiết insulin sạch, không bị nhiễm bệnh để ứng dụng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường.
Tế bào gốc có khả năng chuyển đổi thành khoảng 200 loại tế bào chức năng khác nhau trong cơ thể con người, chính vì vậy mà trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một phương thức để chuyển đổi nó thành tế bào xuất tiết insulin của cơ thể.
Trong khi các kết quả thử nghiệm là chưa thể dự đoán trước, các tế bào này sẽ có khả năng sớm được đưa vào thực nghiệm trên cơ thể bệnh nhân.  Đây được coi là một nghiên cứu mang lại một hứa hẹn tốt đẹp cho những bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ramada là một tháng dài cho thời kì kiêng ăn. Thường có những thảo luận về liệu người tiểu đường có nên ăn kiêng trong tháng Ramadan hay không. Ramadan là tháng ăn kiêng áp dụng vào ban ngày tức từ khi mặt trời mọc đến khi lặn.

 

Kiêng ăn trong tháng Ramadan là để đảm bảo thúc đẩy sự tinh khiết, khiêm tốn và là hành động phục tùng thánh Allah.
Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của lịch Hồi giáo. Kết quả là, ngày tháng sẽ khác đi đối với lịch Tây (dương lịch).

Liệu việc nhịn ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiểu đường không?

Nhịn ăn trong tháng Ramadan có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người đó.
Những người dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ xem liệu có an toàn nếu nhịn ăn không và cách phòng ngừa để chống đường trong máu đi lên quá cao hoặc quá thấp.
Tiếp tục uống thuốc hạ đường huyết vào ban ngày trong lúc kiêng ăn có thể dẫn đến nguy cơ đặc biệt làm giảm đường máu; hạ đường huyết.
Còn vào đêm khi không còn phải ăn kiêng nữa, cơ thể sẽ cần hấp thụ một lượng thức ăn hơn bình thường, và kết quả sẽ dẫn đến tăng đường huyết vào ban đêm.

Người tiểu đường có nên ăn kiêng vào tháng Ramadan không?

Mọi người được khuyến cáo không nên ăn kiêng nếu việc đó ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe của bạn.
Tổ chức từ thiện, Tiểu đường Mỹ, khuyên người đã có biến chứng tiểu đương không nên ăn kiêng.
Người tiểu đường type 1 không nên ngừng sử dụng insulin vì điều đó có thể dẫn đến thể trạng nguy hiểm là tiểu đường nhiễm xeton-axit. Tuy nhiên, ăn kiêng trong khi tiếp tục dùng insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với người tiểu đường type 1 thế nên hãy đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi nghĩ đến tham gia ăn kiêng.
Những người khác có thể được miễn ăn kiêng bao gồm phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mang bệnh tật. Những người mà không thể ăn kiêng trong tháng Ramadan có thể dự định nên tặng những bữa ăn cho người nghèo đói và thiếu thốn.
Bạn có thể nói chuyện với Lmam của bạn (người đứng đầu Hồi giáo) về cách tốt nhất để tôn trọng thời kì ăn kiêng. Nên chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có tham gia ăn kiêng.

Kiểm tra đường máu của bạn trong suốt tháng Ramadan

• Bạn được khuyến khích nên thử đương máu thường xuyên hơn bình thường trong tháng Ramadan.
• Nên cẩn thận những biểu hiện các triệu chứng tăng hay hạ đường huyết.
• Chuẩn bị kĩ lưỡng bộ thử nghiệm sẵn sàng nếu bạn thấy bạn có thể bị tăng hay hạ đường huyết quá mức.
• Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, đảm bảo có một túi đường hấp thụ nhanh dự phòng trong người.
• Xem dưới đây những chọn lựa tốt cho thức ăn trong giờ Iftar (Giờ nghỉ ăn kiêng).

Thức ăn nên ăn trong giờ Iftar (Bữa ăn hết giờ ăn kiêng)

Khi thời gian ban ngày hết, lúc hoàng hôn giới hạn thời gian không ăn kiêng cho đên bình minh. Thật quan trọng cho người tiểu đường ăn đủ để giữ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những món ăn lành mạnh.
Carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng có thể không tốt cho đường máu, đặc biệt người tiểu đường type 2. Carbohydrate với chỉ số đường thấp như gạo nâu, bánh mì nguyên gạo và rau quả là lựa chọn tốt nhất hơn hẳn gạo trắng, bánh mì không nguyên gạo hay khoai tây.
Đồ ngọt có thể món ăn phổ biến lúc Iftar nhưng không tốt cho đường máu, Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt hay ‘carbohdrate trắng’, tốt nhất nên giữ khẩu phần ăn nhỏ hơn đi một chút.
Nếu đường máu của bạn tăng một cách đáng kể do những bữa ăn đó, tốt nhất không nên tiếp tục ăn kiêng.
Protein cũng là một nguồn năng lượng tốt và hấp thụ cũng chậm hơn so với carbohydrate. Người có dấu hiệu tổn thương thận nên tìm lời khuyên từ bác sĩ trước khi tăng đáng kể lượng protein bạn ăn.
Các loại hạt, dầu cá, bơ, ô liu và dầu ô liu là những nguồn cung cấp năng lượng tốt và chúng giúp tăng HDL của bạn (cholesterol tốt).
Các lựa chọn đó là những cách tốt để hấp thu năng lượng bạn cần cũng như cố định đường máu trong tầm kiểm soát.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Hơn 100 bệnh nhân tiểu đường vừa được nhóm bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM điều trị thử bằng thảo dược Methi, còn gọi là hạt càri Ấn Độ. Kết quả cho thấy, phần lớn người bệnh khống chế được lượng đường trong máu.

 

Hạt Methi, hay còn gọi là cà ri Ấn Độ được cho là có khả năng trị bệnh tiểu đường và rối loạn lipid máu.
Tiến sĩ - bác sĩ Vũ Quang Huy, Phó bộ môn Xét nghiệm, Trường ĐH Y Dược TP HCM, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết nhóm nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của hạt Methi xuất phát từ việc có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng thảo dược này. Tuy nhiên một số người dùng thấy hiệu quả, số khác lại không.
Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và vừa hoàn tất đầu tháng 5 với sự tham gia của 200 bệnh nhân. Một nửa trong số đó là bệnh nhân tiểu đường, số còn lại bị rối loạn mỡ trong máu.
Đo chỉ số đường huyết và lượng mỡ trong máu trước, trong và sau khi cho tất cả bệnh nhân được dùng Methi, kết quả cho thấy, ở nhóm tiểu đường, 30% có chỉ số đường trong máu giảm. 29 người có lượng đường trong máu trở về bình thường hoặc kiểm soát tốt.
Ở nhóm bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, kết quả cho thấy 16 người giảm hẳn chỉ số cholesterol so với trước khi nghiên cứu. 31 người có chỉ số mỡ trong máu trở về mức bình thường.
Tuy nhiên theo ông Huy, vẫn có số ít bệnh nhân không giảm bệnh với 6 người tiểu đường và 11 người trong nhóm rối loạn lipid máu. Thậm chí chỉ số đường và mỡ trong máu của họ còn tăng hơn sau khi dùng Methi.
Các nhà khoa học cho rằng, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận chính thức về công dụng điều trị của loại thảo dược này.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, giảng viên trường ĐH Y Dược TP HCM, đại diện hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu cho rằng, dù trước mắt chi phí điều trị bằng Methi thấp hơn tân dược lại chưa thấy biến chứng, song đây chỉ là công trình nghiên cứu bước đầu.
Để tránh tình trạng "chữa trị một thời gian mới phát hiện phương pháp này không an toàn", theo ông Thắng, các nhà khoa học cần kết hợp với những bệnh viện để nghiên cứu sâu, thời gian kéo dài và trên nhiều bệnh nhân hơn.
Hạt Methi có tên khoa học là Trigonella foenum-graecum hay còn gọi là bột cà ri (tiếng Ấn), hạt Hồ lô ba (từ gốc Trung dược) hay Fenugreek theo tiếng Anh - Pháp. Bệnh nhân pha hạt Methi với nước như pha trà rồi uống.
Tại Việt Nam, trước đề tài của các bác sĩ trường ĐH Y Dược TP HCM, chưa có nghiên cứu chính thức nào về khả năng điều trị bệnh của loại hạt này.

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đái tháo đường cùng bênh huyết áp nhất thiết phải chú ý đến hai yếu tố là giảm đường lẫn muối. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu. 

 

Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
1. Chú ý đến chất béo
Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
2. Chú ý về carbohydrate
Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
3. Giảm tiêu thụ cholesterol
Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
4. Nguồn protein
Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.
Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm, tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối
Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.
Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc, bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Không có đủ thực phẩm để ăn có thể dẫn đến béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng những căn bệnh mạn tính trên là do thừa thực phẩm, nhưng không hoàn toàn như vậy, thiếu thực phẩm và an ninh lương thực không đảm bảo cũng gây ra hệ quả tương tự như tình trạng dư thừa thực phẩm vậy.

 
Ngay tại thời điểm này, chính người Mỹ đang lâm vào tình trạng đói nghèo và an ninh lương thực tồi tệ hơn so với cách đây 1 thập kỷ.
Vào năm 2008: 49 triệu người Mỹ-trong đó có 16,7 triệu trẻ em-sống trong các gia đình có nguy cơ không đủ thực phẩm hàng ngày. Ở Haiti, cứ 2 người thức giấc, có 1 người không biết bữa ăn tiếp theo sẽ đến từ đâu?. Và ngay cả trên đất Mỹ-đất nước được coi là hùng mạnh nhất thế giới-1/5 trẻ em sống trong cảnh nghèo khó, ¼ trẻ sống được nhờ chế độ tem phiếu thực phẩm, và cứ 10 người lại có 1 người không biết bữa ăn tới có hay không?.
Sự nghèo khó tăng lên 14,3% năm 2009-con số lớn nhất từ năm 1994. 43,6 triệu người Mỹ sống dưới mức nghèo khó, kiếm được ít hơn 21.954 USD/năm cho 1 gia đình có 4 người, hoặc kiếm được ít hơn 10.956 USD/năm với 1 người sống đơn độc.
Ở những vùng đất nghèo khó nhất, người ta quan sát thấy đó đồng thời là vùng đất có tỷ lệ béo phì, tiểu đường, tử vong sớm cao nhất. Ví dụ ở Mississippi-nước nghèo nhất trong liên bang-có tỷ lệ nghèo 20%, tỷ lệ béo phì ở mức 33% và trẻ em thì có tỷ lệ béo rất cao. Thật là nghịch lý!.
Tại sao không có đủ thực phẩm để ăn lại dẫn đến sự gia tăng bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và tử vong sớm???.

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường. 

 

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), tính đến năm 2012 đã có hơn 3.2 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam. Và theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết TƯ, tại hội nghị quốc gia về phòng chống bệnh Đái tháo đường tổ chức vào tháng 5/2013 tại Hà Nội, có đến 12,8% người trưởng thành ở Việt Nam mắc Tiền đái tháo đường (TĐTĐ), mặc dù 5 năm trước, con số này chỉ là 7.7%. Đáng ngại hơn, theo The Lancet (tạp chí Y khoa uy tín của Anh), vào năm 2013, cứ 10 người Việt Nam thì 1 người có nguy cơ TĐTĐ.

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, 40% người Việt không có khái niệm về TĐTĐ, 80% trong số đó thừa nhận bản thân biết rất ít hoặc không biết các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi đái tháo đường (ĐTĐ). Do vậy việc cung cấp thông tin, kiến thức về tiền đái tháo đường cho người dân là một việc làm cấp thiết để hạn chế căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này.

Khi các lớp cơ tại dạ dày bị liệt sẽ dẫn đến hoạt động dạ dày không hoàn chỉnh. Tuỳ mức độ liệt, thức ăn hiện diện ở dạ dày lâu hơn bình thường mà không nhào trộn, nghiền và chuyển xuống ruột non. Thức ăn ở quá lâu trong dạ dày, sự lên men xảy ra, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đôi lúc thức ăn kết tụ tạo thành những cục thức ăn cứng, cản trở lưu thông thức ăn xuống ruột.

 

Các dấu hiệu liệt dạ dày
Thường gặp nhất là cảm giác đầy bụng, buồn nôn, nôn và ói. Nôn, ói hay xuất hiện sau bữa ăn. Trong trường hợp liệt dạ dày nặng, ói có thể xảy ra mà không liên quan đến bữa ăn, do thức ăn ứ đọng trong dạ dày trước đó. Thức ăn ói ra thường ở dạng nguyên thủy vì hoạt động nghiền thức ăn không có (khác với dạng ói ra thức ăn đã được nghiền nhỏ của các rối loạn khác).
Các triệu chứng khác gồm: đau trướng bụng, no sớm (cảm giác đầy dạ dày khi vừa ăn). Trong trường hợp liệt nặng, xuất hiện sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng do thiếu năng lượng ăn vào hoặc ăn kiêng không hợp lý.


Ở bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường trong máu không tốt, lượng đường lâu ngày tăng cao sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, làm xuất hiện những biến chứng: rối loạn cảm giác, vận động (do tổn thương hệ thần kinh cảm giác hoặc vận động ngoại biên), liệt dạ dày (nếu gây tổn thương thần kinh phế vị và tại dạ dày).
Liệt dạ dày ảnh hưởng nhiều đến tiêu hoá thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Điều này khiến kiểm soát đường trong máu khó khăn hơn. Cứ như vậy sẽ làm liệt dạ dày nặng hơn. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên liệt dạ dày như phẫu thuật làm tổn thương dây thần kinh phế vị, sử dụng thuốc làm giảm hoạt động dạ dày hoặc bệnh xơ cứng bì…
Điều trị phối hợp giữa chế độ ăn và dùng thuốc
Nếu liệt dạ dày do nguyên nhân có thể điều chỉnh được, tình trạng liệt sẽ cải thiện ngay sau khi khắc phục nguyên nhân. Riêng ở người bệnh tiểu đường, kiểm soát đường trong máu tốt, sẽ giúp cải thiện. Điều trị liệt dạ dày cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn hợp lý và thuốc điều trị (điều trị triệu chứng: giảm ói, tăng hoạt động các cơ dạ dày và điều trị nguyên nhân).
Mục tiêu điều trị gồm: cung cấp một chế độ ăn chứa các thực phẩm dễ vận chuyển khỏi dạ dày và có mức năng lượng phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh nền (tiểu đường); kiểm soát hoặc điều trị tốt các bệnh lý nền là nguyên nhân gây liệt (như thuốc giúp ổn định đường trong máu trên người liệt dạ dày do tiểu đường); giảm các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân (đầy bụng, đau bụng, nôn, ói…); kích thích hoạt động các lớp cơ dạ dày.
Liệt dạ dày không những ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và chất lượng sống mà còn làm nặng thêm tình trạng bệnh tiểu đường, do khó kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh cần phát hiện sớm, để có những can thiệp thích hợp, qua đó giúp người bệnh cải thiện bệnh và có cuộc sống thoải mái.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013


Cứ 5 bệnh nhân đái thái đường sẽ có 1 người bị loét bàn chân. Chi phí điều trị rất đắt, có thể phải cắt cụt chi, tuy nhiên có thể tránh được việc này nếu biết cách chăm sóc chân đúng cách, thường xuyên.

Với người bị tiểu đường, loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm, hay xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỷ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một khi bàn chân đã bị loét thì sẽ khó có cơ hội hồi phục. Trong số những trường hợp bị như vậy thì có khoảng 10-30% sẽ bị cắt chi. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không giải quyết được triệt để vấn đề do tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt cao. 
Bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân gây loét bàn chân là do bệnh tiểu đường gây biến chứng mạch máu, từ đó gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ loét bàn chân. 
Vì thế, để giảm nguy cơ tổn thương bàn chân, bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân. Thăm khám bàn chân cần khám da, mạch máu, thần kinh, cơ xương, giầy dép có phù hợp. Về da, người bệnh cần để ý đến màu sắc có gì bất thường. Đáng chú ý giầy là nguyên nhân phổ biết gây loét. Chỉ một vết xước nhỏ ở bàn chân do đi giày dép quá chật nhưng không phát hiện kịp thời cũng có thể trở thành vết loét nặng, nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử phải cắt chi. Trong khi nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại lâu dài, ngăn ngừa việc đoạn chi tới 85%.
Cụ thể, cần tập thói quen kiểm tra bàn chân ít nhất 1 lần trong ngày. Các vết nứt trên da, phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da đều cần quan sát kỹ. Hãy chuẩn bị tấm gương nhỏ soi toàn bộ bàn chân từ lòng tới những kẽ chân nơi khó quan sát để thấy được điều bất thường.
Luôn giữ chân sạch với nước ấm và xà phòng trung tính. Tuy nhiên không nên ngâm chân trong nước quá nóng (nhiệt độ nước không nên quá 37 độ C) hoặc ngâm nước ấm quá lâu. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô, đặc biệt các kẽ ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón, không lấy khóe cũng như tự mình cắt các vết chai ở chân, cắt móng chân không quá sát, để bảo vệ niêm mạc ngón chân, không để tạo ra móng quặp. Không đi tất, giầy dép chật, không nên để chân không ngay cả khi ở nhà. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. 
Bên cạnh đó cần chú ý tránh dùng những hóa chất có tác dụng sát trùng quá mạnh, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo… Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trong gia đình có người ruột thịt đã mắc bệnh, tuổi từ 45 trở lên, thừa cân béo phì, phụ nữ sinh con trên 4 kg, người ít vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Bệnh đái tháo đường ngày nay đã trở thành những vấn đề y khoa phổ biến, với tính chất của bệnh điều trị kéo dài, thậm chí đến hết cuộc đời còn lại, vì vậy tác động về tâm lý cũng như những biến chứng để lại hết sức nặng nề, trong đó rối loạn cương hay trong dân gian còn gọi là “trên bảo dưới không nghe” là phổ biến.


 Ảnh có tính minh họa
Về khắc phục, trước hết bạn cần điều trị và kiểm soát đường máu thật tốt, bằng việc khám và điều trị bởi bác sĩ nội khoa hay chuyên khoa nội tiết. Ngoài việc uống thuốc để điều trị đái tháo đường, bạn còn có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ vận động hợp lý.
Vận động trên bệnh nhân đái tháo đường là việc làm hết sức cần thiết, vì vận động có tác dụng tốt để làm tăng tiêu thụ glucose ở ngoại vi, từ đó làm cho đường bớt tăng cao, tiêu chuẩn vận động phải đổ mồ hôi hay 30 phút vận động hàng ngày. Sau khi thực hiện các bước trên chưa hiệu quả thì bạn có thể dùng các thuốc ức chế PDE5 để điều trị rối loạn cương dương. Hiện tại trên thị trường có nhiều loại thuốc, thường dùng bạn có thể chọn pycalis. Dùng với liều 10mg, nếu chưa hiệu quả có thể tăng liều đến 20mg và uống trước khi sinh hoạt tình dục 30 phút đến 12 giờ. Thuốc có tác dụng đến 36 giờ, vì vậy chỉ sử dụng một lần trong ngày.
Tóm lại, rối loạn cương trong bệnh đái tháo đường là một vấn đề lớn, ảnh hưởng tâm lý, gây tác hại không nhỏ trên hiệu quả công việc, cống hiến xã hội, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm đối với bệnh đái tháo đường nhằm tránh được nhiều biến chứng. Tuy nhiên, đây là một công việc hết sức tế nhị, đòi hỏi người bệnh lẫn thầy thuốc phải kiên trì, cần phối hợp nhiều biện pháp, kể cả biện pháp không liên quan đến tình dục, tùy theo mức độ mà điều trị thích hợp. Trong đó, phương pháp tâm lý và tư vấn về tình dục là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh cần được khuyến khích thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh như: kiêng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, ăn uống điều độ theo chế độ đái tháo đường, chơi thể thao.

Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?


Insulin là gì?
Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.
Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng.
Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân. Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng thuốc liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm. Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng thuốc không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.
Một số lưu ý khi tiêm insulin
Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên. Bên trong lọ thuốc sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ thuốc. Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Sau khi có một lượng thuốc vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích thuốc. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da. Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.
Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.

Độ tuổi > 45
Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
Tăng triglyceride (mỡ) máu.
Chế độ ăn nhiều chất béo.
Uống nhiều rượu
Ngồi nhiều
Béo phì hoặc thừa cân.
Tất cả những đặc điểm trên được gọi là các yếu tố nguy cơ với bệnh đái tháo đường.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Bệnh nhân bị tiểu đường nói ngọng là biến chứng nguy hiểm cần phải được điều trị ngay.
“Mẹ tôi 65 tuổi, bị bệnh tiểu đường týp 2 đã gần sáu năm. Gần đây bà có những biểu hiện như nói ngọng, miệng cứng, khó nói... Xin hỏi đây có phải là những biến chứng của bệnh tiểu đường? Có nguy hiểm không?...”
Thu Hồng (hoahongmuathu@...)



Bạn nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp. (Ảnh minh họa)
Trả lời:
PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cho dù týp 1 hay týp 2 cũng đều là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh động mạch vành và đột quỵ. Các triệu chứng của cụ nhà như nói ngọng, miệng cứng, khó nói… là các biểu hiện của đột quỵ, một trong các biến chứng tim mạch hay gặp nhất ở bệnh tiểu đường týp 2. Bạn nên sớm đưa mẹ đến bệnh viện để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp.


Đồng nghiệp tốt, thân thiện, môi trường làm việc hòa nhã giúp bạn giảm nguy cơ tiểu đường. Đồng nghiệp tốt, thân thiện, môi trường làm việc hò
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) cho rằng, những người làm việc trong môi trường có các đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện, luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đến gần 1/4.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Sharon Toker và các đồng nghiệp của bà đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 5.843 người đến khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm y tế của Đại học Tel Aviv. Trong lần khám sức khỏe đầu tiên, tất cả những người này đều khỏe mạnh và không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nhưng sau 41 tháng theo dõi, nhóm nghiên cứu của bà Toker phát hiện thấy có 182 trường hợp đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.


Những người làm việc trong môi trường có các đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện, luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đến gần 1/4 (Ảnh minh họa)
Khi so sánh tình trạng bệnh của nhóm này với điều kiện làm việc của họ, tiến sĩ Toker phát hiện thấy, những người luôn có sự hỗ trợ của đồng nghiệp và môi trường làm việc hòa đồng đã mang lại cho họ ảnh hưởng tích cực rất lớn trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường tấn công. Ngoài ra, những người làm việc quá giờ trong ngày và những người luôn cảm thấy không đủ việc để làm lại có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 rất cao.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Toker cũng lưu ý rằng, việc giảm bớt sự quá tải trong công việc cũng không phải là biện pháp tối ưu vì con người phải có ý thức đối mặt với những thách thức và vượt qua nó thì mới tìm thấy niềm vui trong công việc. Theo bà, cách tốt nhất để các nhà quản lý, những người sử dụng lao động bảo đảm nhân viên của mình được bảo vệ tốt nhất, tránh xa nguy cơ bệnh tiểu đường là tạo cho họ môi trường làm việc thân thiện, luôn có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và tìm được niềm vui trong công việc.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Mệnh danh là ‘kẻ giết người thầm lặng’, tiểu đường là 1 trong 10 nguyên nhân chính cướp đi sinh mạng 4.6 triệu người mỗi năm. Vậy triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?


Design by Hao Tran -
Hao Tran