Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm chữa bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thực phẩm chữa bệnh tiểu đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. (Ảnh minh họa)
Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?
Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì, tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ, ĐTĐ thai kỳ hay đẻ con trên 4kg. Khi có các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần nghĩ đến tiền ĐTĐ.
Việc phát hiện tiền ĐTĐ sẽ tiến hành trên các đối tượng có nguy cơ, xác định qua các xét nghiệm thăm dò đường huyết.
Tiền ĐTĐ là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh ĐTĐ cho thấy những người mắc tiền ĐTĐ có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành ĐTĐ týp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.
Người dân cần được trang bị kiến thức về ĐTĐ cũng như tiền ĐTĐ, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh.
Những người bị tiền ĐTĐ cũng cần được hiểu biết thêm về các vấn đề xảy ra đối với họ: chế độ luyện tập; chế độ ăn uống; chế độ dùng thuốc; khi bị ốm; khi đi du lịch; nguy cơ dễ bị các bệnh khác như lây nhiễm cúm/viêm phổi; thay đổi tâm lý (cáu giận hoặc trầm cảm).
Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh - 1Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì,
tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ. (Ảnh minh họa)
Những ai có nguy cơ bị tiền ĐTĐ?
Hội đồng các chuyên gia của HHS và ADA khuyên nhân viên y tế nên sàng lọc tất cả những người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 25).
Những người béo phì tuổi dưới 45 cũng cần được sàng lọc nếu họ có một trong những yếu tố nguy cơ sau: cao huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, nồng độ mỡ trong máu cholesterol tốt (HDL – High-Density Lipoprotein) thấp và triglyceride cao, tiền bị ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con to trên 4kg, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 cao (như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á/dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, Latinh).
Nếu một người được xét nghiệm sàng lọc tiền ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì ADA khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được chẩn đoán tiền ĐTĐ thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái đường týp 2 cứ 1 đến 2 năm một lần.
Trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ các em hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ týp 2 ở trẻ em.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tùy theo thể trạng, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp thuốc thích hợp. Tuy nhiên, những lo lắng của bệnh nhân và gia đình thường là có quá nhiều thuốc khác nhau, thuốc có tác dụng phụ không, nhất là thuốc được uống lâu dài.

Phân loại thuốc điều trị ĐTĐ
Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ với tên gọi và cách thức làm giảm đường máu khác nhau.
- Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: biguanide (metformin); thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone); ức chế men DPP-IV (sitagliptine); đồng phân của GLP-1 (exenatide).
- Thuốc gây tăng tiết insulin: sulphonylurea (glibenclamide; glipizide; gliclazide; glimepiride); glinide (netiglinide; repaglinide).
- Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: thuốc ức chế men tiêu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose); thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).
- Insulin: insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn.
Tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ (kể cả thuốc Đông y), nhưng đa số các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ĐTĐ thường không trầm trọng.
Trước tiên cần phân định rõ tác dụng tốt và mong muốn của thuốc nhưng bị “thái quá”. Tất cả thuốc điều trị ĐTĐ đều làm giảm đường máu. Một số thuốc khi được dùng không thích hợp, ví dụ như: dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời điều chỉnh đường máu tăng trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh ăn kiêng thái quá...

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đã được biết đến rõ và đa số các tác dụng phụ này sẽ biến mất khi ngừng thuốc và không để lại di chứng về sau.
Một trong những tác dụng phụ cần nói đến là dị ứng thuốc. Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng thuốc. Cần nhớ rằng phản ứng dị ứng luôn luôn quay trở lại nếu như ta lại tiếp tục uống thứ thuốc đó. Do vậy, không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.
Một số thuốc lại gây rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc tiêu chảy (metformin – glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo, chắc chắn phải ngưng uống metformin.
Đôi khi triệu chứng đầy bụng và tiêu chảy lại chính là tác dụng của thuốc. Đó là trường hợp bệnh nhân uống acarbose (glucobay), vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng bụng. Tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc).
Hiếm gặp hơn là các tác dụng phụ trên gan, thận khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.
Một số thuốc gây giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ thường gặp nhất. Phần lớn tác dụng phụ này sẽ tránh được nếu sử dụng thuốc một cách thích hợp. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân sao cho điều chỉnh tốt nhất đường máu với ít tác dụng phụ nhất.
Thuốc trị ĐTĐ gây suy thận?
Đây là quan niệm sai lầm, bởi bệnh thận do ĐTĐ rất phổ biến, nhất là ở những bệnh nhân điều trị không tốt. Vì thế, nhiều người cho rằng bệnh thận ĐTĐ là do quá trình uống thuốc điều trị lâu dài gây ra.
Trên thực tế, việc điều trị tốt bệnh ĐTĐ bằng thuốc giúp giảm thiểu khả năng bị bệnh thận do ĐTĐ (việc làm giảm 1% HbA1c sẽ giúp làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, bệnh thận do ĐTĐ khoảng 30%). Lý do là vì khi bị suy thận, nhiều loại thuốc không được tiếp tục sử dụng nữa vì thuốc không thải loại ra khỏi cơ thể được như trước dẫn đến hiện tượng tích lũy thuốc và do đó bệnh nhân dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết hơn (việc ngưng thuốc khiến mọi người cho là thuốc có tác dụng xấu đến thận).
Trong trường hợp như vậy, tiêm insulin là biện pháp an toàn hơn và ít có tác dụng phụ hơn.
Insulin tiêm ngày nay là insulin giống hệt cấu trúc insulin do tụy người tiết ra. Vấn đề chủ yếu là vượt qua trở ngại về mặt quan niệm rằng tiêm insulin làm bệnh của mình đã nặng lên, rằng tiêm insulin gây nhiều phức tạp cho cuộc sống.
Ngày nay, với những bút tiêm insulin hiện đại, tiêm insulin rất thuận lợi và gần như không đau, vì vậy cũng giúp cho bệnh nhân dễ chấp thuận dùng insulin hơn trước rất nhiều.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ramada là một tháng dài cho thời kì kiêng ăn. Thường có những thảo luận về liệu người tiểu đường có nên ăn kiêng trong tháng Ramadan hay không. Ramadan là tháng ăn kiêng áp dụng vào ban ngày tức từ khi mặt trời mọc đến khi lặn.

 

Kiêng ăn trong tháng Ramadan là để đảm bảo thúc đẩy sự tinh khiết, khiêm tốn và là hành động phục tùng thánh Allah.
Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của lịch Hồi giáo. Kết quả là, ngày tháng sẽ khác đi đối với lịch Tây (dương lịch).

Liệu việc nhịn ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiểu đường không?

Nhịn ăn trong tháng Ramadan có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người đó.
Những người dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ xem liệu có an toàn nếu nhịn ăn không và cách phòng ngừa để chống đường trong máu đi lên quá cao hoặc quá thấp.
Tiếp tục uống thuốc hạ đường huyết vào ban ngày trong lúc kiêng ăn có thể dẫn đến nguy cơ đặc biệt làm giảm đường máu; hạ đường huyết.
Còn vào đêm khi không còn phải ăn kiêng nữa, cơ thể sẽ cần hấp thụ một lượng thức ăn hơn bình thường, và kết quả sẽ dẫn đến tăng đường huyết vào ban đêm.

Người tiểu đường có nên ăn kiêng vào tháng Ramadan không?

Mọi người được khuyến cáo không nên ăn kiêng nếu việc đó ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe của bạn.
Tổ chức từ thiện, Tiểu đường Mỹ, khuyên người đã có biến chứng tiểu đương không nên ăn kiêng.
Người tiểu đường type 1 không nên ngừng sử dụng insulin vì điều đó có thể dẫn đến thể trạng nguy hiểm là tiểu đường nhiễm xeton-axit. Tuy nhiên, ăn kiêng trong khi tiếp tục dùng insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với người tiểu đường type 1 thế nên hãy đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi nghĩ đến tham gia ăn kiêng.
Những người khác có thể được miễn ăn kiêng bao gồm phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mang bệnh tật. Những người mà không thể ăn kiêng trong tháng Ramadan có thể dự định nên tặng những bữa ăn cho người nghèo đói và thiếu thốn.
Bạn có thể nói chuyện với Lmam của bạn (người đứng đầu Hồi giáo) về cách tốt nhất để tôn trọng thời kì ăn kiêng. Nên chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có tham gia ăn kiêng.

Kiểm tra đường máu của bạn trong suốt tháng Ramadan

• Bạn được khuyến khích nên thử đương máu thường xuyên hơn bình thường trong tháng Ramadan.
• Nên cẩn thận những biểu hiện các triệu chứng tăng hay hạ đường huyết.
• Chuẩn bị kĩ lưỡng bộ thử nghiệm sẵn sàng nếu bạn thấy bạn có thể bị tăng hay hạ đường huyết quá mức.
• Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, đảm bảo có một túi đường hấp thụ nhanh dự phòng trong người.
• Xem dưới đây những chọn lựa tốt cho thức ăn trong giờ Iftar (Giờ nghỉ ăn kiêng).

Thức ăn nên ăn trong giờ Iftar (Bữa ăn hết giờ ăn kiêng)

Khi thời gian ban ngày hết, lúc hoàng hôn giới hạn thời gian không ăn kiêng cho đên bình minh. Thật quan trọng cho người tiểu đường ăn đủ để giữ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những món ăn lành mạnh.
Carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng có thể không tốt cho đường máu, đặc biệt người tiểu đường type 2. Carbohydrate với chỉ số đường thấp như gạo nâu, bánh mì nguyên gạo và rau quả là lựa chọn tốt nhất hơn hẳn gạo trắng, bánh mì không nguyên gạo hay khoai tây.
Đồ ngọt có thể món ăn phổ biến lúc Iftar nhưng không tốt cho đường máu, Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt hay ‘carbohdrate trắng’, tốt nhất nên giữ khẩu phần ăn nhỏ hơn đi một chút.
Nếu đường máu của bạn tăng một cách đáng kể do những bữa ăn đó, tốt nhất không nên tiếp tục ăn kiêng.
Protein cũng là một nguồn năng lượng tốt và hấp thụ cũng chậm hơn so với carbohydrate. Người có dấu hiệu tổn thương thận nên tìm lời khuyên từ bác sĩ trước khi tăng đáng kể lượng protein bạn ăn.
Các loại hạt, dầu cá, bơ, ô liu và dầu ô liu là những nguồn cung cấp năng lượng tốt và chúng giúp tăng HDL của bạn (cholesterol tốt).
Các lựa chọn đó là những cách tốt để hấp thu năng lượng bạn cần cũng như cố định đường máu trong tầm kiểm soát.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Việc chữa trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần tuân theo 3 phác đồ như sau:

Bằng chế độ ăn uống + tập luyện thể dục thể thao (TDTT).
Chế độ ăn kết hợp thuốc tiêm insulin + TDTT.
Bằng chế độ ăn kết hợp thuốc viên làm hạ glucose huyết + TDTT.
Như vậy, dù chữa trị theo cách nào, chế độ ăn uống vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết để chữa trị ĐTĐ. Mục đích là điều chỉnh chứng tăng glucose huyết và glucose niệu, duy trì một thể trạng hợp lý và làm mất các triệu chứng chủ yếu (nhưng vẫn tránh tình trạng hạ glucose huyết dưới mức bình thường).
Các món ăn có ích cho người bệnh ĐTĐ là rau quả, trái cây và thịt, cá, tôm… theo thứ tự ưu tiên như sau:
Rau quả: rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị ĐTĐ như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…

Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.
Trái cây: một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây (1 trái), nho tươi (2 trái nhỏ), đu đủ chín (1/4 trái nhỏ), dứa (1/2 trái), chuối (1 trái), sa-pô-chê (1/2 trái)…
Không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
Các chất đạm: chỉ nên dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá sông rất tốt cho người ĐTĐ là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.
Chất béo: nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.
Một vài phương thức trị liệu bổ trợ trong việc điều trị ĐTĐ
Mướp đắng (khổ qua) tươi ngày dùng 150-200gr, nấu canh, ăn sống, xào, làm nộm…
Nếu dùng khô, ngày dùng 12-16gr sắc uống hoặc pha trà uống hằng ngày.
Lá ổi non tươi 100gr, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1-2 giờ.
Củ cà-rốt tươi 100gr, củ cải tươi 100g, mộc nhĩ đen 20gr. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Hoặc thêm gạo lứt 50gr để nấu cháo, chia thành 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng lá rau khoai lang 100g, bí đao (bí xanh) 100gr, cà chua 100gr, đậu hũ non 150gr, nấu canh ăn trong bữa cơm.
Có thể dùng vỏ tươi của củ khoai lang trắng, rửa sạch, lấy 50-80gr nấu với 1 lít nước, chia uống trong ngày.
Bột sắn dây (hoặc củ sắn dây thái lát, phơi khô) 30-50gr, gạo lứt 50gr, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Mỗi ngày ăn 150gr cà chua xào với thịt heo nạc hoặc đậu hũ, hoặc nấu canh chua, cà chua xào giá đậu hũ, cà chua nhồi thịt heo, cà chua nhồi đậu hũ, mộc nhĩ…
Nếu dùng khô, ngày dùng 30gr bột cà chua hãm với nước sôi, chia 3 lần uống lúc đói bụng.
Bột củ mài (hoài sơn) 50gr, hạt bo bo (ý dĩ) 30gr, nấu thành cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Dùng vỏ dưa hấu 60gr tươi, vỏ bí đao 30gr, đậu đỏ 30gr, lá sen tươi 50gr. Nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10-15phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Rau diếp quắn, tức cây xà lách Đà Lạt, ngày dùng 100-150gr tươi rửa thật sạch, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 phút, ăn cả cái lẫn nước trong bữa ăn.
Có thể dùng rau diếp quắn dưới dạng rau tươi hoặc trộn dầu giấm.
Rau cần tây (cần thái) 100-200gr tươi, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước lọc chia 2 lần uống sau bữa ăn.
Thông tin thêm:
Trẻ em đang độ tuổi tăng trưởng dù mắc bệnh ĐTĐ hay không đều phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đúng mức. Trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh ĐTĐ vẫn uống sữa nguyên kem hay còn gọi là sữa béo (sữa bột hay sữa tươi), có đường hay không đường tùy khẩu vị. Trẻ trên 6 tuổi nếu có mắc bệnh béo phì thì uống sữa không đường không béo (sữa gầy - sữa tách bơ), trên 6 tuổi không béo phì thì vẫn uống sữa béo nhưng không đường là tốt nhất.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Trước khi mắc ĐTĐ tuýp 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói (IFG), hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT), gọi chung là tiền đái tháo đường. Mức đường huyết của người tiền đái tháo đường cao hơn bình thường, nhưng chưa đến mức chẩn đoán đái tháo đường. 

 

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), tính đến năm 2012 đã có hơn 3.2 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam. Và theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết TƯ, tại hội nghị quốc gia về phòng chống bệnh Đái tháo đường tổ chức vào tháng 5/2013 tại Hà Nội, có đến 12,8% người trưởng thành ở Việt Nam mắc Tiền đái tháo đường (TĐTĐ), mặc dù 5 năm trước, con số này chỉ là 7.7%. Đáng ngại hơn, theo The Lancet (tạp chí Y khoa uy tín của Anh), vào năm 2013, cứ 10 người Việt Nam thì 1 người có nguy cơ TĐTĐ.

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho biết, 40% người Việt không có khái niệm về TĐTĐ, 80% trong số đó thừa nhận bản thân biết rất ít hoặc không biết các biện pháp phòng tránh và đẩy lùi đái tháo đường (ĐTĐ). Do vậy việc cung cấp thông tin, kiến thức về tiền đái tháo đường cho người dân là một việc làm cấp thiết để hạn chế căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Đái tháo đường được coi là một căn bệnh giết người thầm lặng, gây tỉ lệ tử vong cao. Như ung thư hay HIV, những nguy hiểm mà đái tháo đường gây ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn.
Thông thường, những hậu quả khủng khiếp nhất mà người bị đái tháo đường gặp phải đến trực tiếp từ những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.
Tổn thương thần kinh ngoại vi là biến chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó biểu hiện ở chân là nghiêm trọng hơn cả: khô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù và điều trị không khỏi… Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa... cũng là các biến chứng thường gặp. Do lượng đường huyết trong mạch máu cao, làm những mạch máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và các bệnh võng mạc.
Những người cao tuổi mắc đái tháo đường thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu và đột quỵ, rất dễ gây tử vong.
Ngoài ra, người bị đái tháo đường lâu năm thường mắc phải các biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào, điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận… Và một hậu quả nghiêm trọng phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường là phải tháo khớp chi (còn gọi là hiện tượng đoản chi)..


Tảo Mặt trời tự nhiên dạng viên và Tảo Mặt trời Gold Plus
Chính vì những biến chứng nguy hiểm nêu trên mà đái tháo đường được coi là căn bệnh “gặm mòn” sức khỏe của con người thầm lặng. Đồng thời, nếu người bệnh không có ý thức tránh xarượu, bia, thuốc lá thì rủi ro mắc các biến chứng càng cao. Đa số người mắc đái tháo đường hiện nay đều cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu thông qua ăn uống, luyện tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc điều trị. Việc này có thể hạn chế phần nào sự có mặt của các biến chứng không mong muốn nhưng chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe cũng gây khó khăn cho không ít người bệnh như thường xuyên có cảm giác đói, mệt mỏi do thiếu chất, sức khỏe và sức đề kháng suy giảm…
Có một loại thực phẩm từ tự nhiên có thể giúp những bệnh nhân đái tháo đường giải quyết những rắc rối của căn bệnh đó là Tảo Mặt trời Spirulina. Hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong Tảo Mặt trời là đạm thực vật (chiếm 70%), dễ tiêu hóa, hấp thu, hoàn toàn không chứa các cholestron xấu sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đói cồn cào khi ăn giảm lượng tinh bột và chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, các vitaminA, K, nhóm B… và các chất khoáng cần thiết giúp cung cấp đủ dinh dưỡng còn thiếu cho người bệnh trong chế độ ăn kiêng, không chứa chất béo và tinh bột – hai chất dinh dưỡng mà người bị đái tháo đường cần hạn chế. Hàm lượng vitamin A, zeaxanthin cao giúp sáng mắt, giảm bớt các biến chứng về mắt cho người bệnh. Ngoài ra, hàm lượng GLA (omega 6), vitamin K và hàm lượng cao các chất chống oxi hóa cao như phycocyanin, chlorophyll, betacaroten… giúp giảm xơ vữa động mạch, các bệnh về tim, thanh lọc, giải độc cơ thể từ đó tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ thần kinh ngoại vi, tránh hoại tử tay chân – một trong những biến chứng mà người đái tháo đường dễ gặp phải nhất. Trong Tảo Mặt trời Gold Plus còn được tăng cường khoáng chất kẽm – loại khoáng chất mà người bị đái tháo đường rất thiếu, có thể bổ sung tốt cho người bệnh và tăng cường sinh lý cho nam giới bị căn bệnh này.
Sử dụng 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi tối, liên tục trong 2 tháng đầu tiên sẽ giúp người bị bệnh đái tháo đường tăng cường sức khỏe, giảm và duy trì ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, cùng với chế độ ăn uống hàng ngày và các loại thuốc điều trị, người bệnh có thể dùng duy trì 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên một ngày để ổn định lượng đường trong máu và phòng ngừa các biến chứng xảy ra.
Đi tiểu nhiều vào đêm, thường xuyên cảm thấy đói bụng, khát nước, sụt cân nhanh, viêm nhiễm chân tay lâu lành, mắt mờ, mệt mỏi... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của căn bệnh tiểu đường.
Ban đầu, những triệu chứng này có thể gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và phiền phức, nhưng nếu không tìm đến các biện pháp chữa tiểu đường, thì những hậu quả mà căn bệnh này gây ra lại cực kỳ nguy hiểm: cắt cụt tay, chân; liệt, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, thậm chí đẫn dến tử vong.
Có 3 loại tiểu đường mà khoa học đã tìm ra là tiểu đường Type 1, tiểu đường Type 2 và tiểu đường thai kỳ. Việc phân biệt và nhận thức rõ ràng đặc điểm của các loại tiểu đường, sẽ giúp rất nhiều cho người bệnh trong quá trình chữa tiểu đường.
Tiểu đường Type 1 ( còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin ): chiếm từ 5 – 10% tổng số bệnh nhân, thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ dưới 20 tuổi. Ở người bị tiểu đường type 1, tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Cách chữa tiểu đường Type 1 là người bệnh phải tiêm bổ sung insulin hàng ngày vào cơ thể. Nếu không bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Tiểu đường Type 2 ( tiểu đường không phụ thuộc insulin ): chiếm 90 – 95% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường xảy ra với những người lớn tuổi, hoặc những người thừa cân, béo phì. Trong tiểu đường type 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.
Tiểu đường thai kỳ: loại tiểu đường này thường xuất hiện ở phụ nữ có thai. Thông thường, loại tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất khi em bé chào đời. Dù vậy, 40-50 % người mắc tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sau này.
Ngày nay, cùng sự phát triển của khoa học hiện đại, bệnh tiểu đường Type 1, Type 2 dù chưa thể chữa khỏi, nhưng người bệnh vẫn có thể tìm cho mình những phương pháp chữa trị hiệu quả. Mục đích của những biện pháp chữa tiểu đường hiện nay đều nhằm mục đích giúp người bệnh giảm bớt những gánh nặng căn bệnh này gây ra, đặc biệt là các biến chứng của bệnh như: mất cảm giác ở các đầu ngón tay, ngón chân ( bị thương không có biết đau, sờ vào vật nóng, lạnh không có cảm giác ), nhìn mờ,  dễ bị đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa, dễ bị viêm nhiễm ở chân, tay, các vết thương khó lành.... Cùng với việc tiêm insulin hàng ngày với bệnh nhân tiểu đường Type 1 hoặc uống các loại thuốc đặc trị với bệnh nhân tiểu đường Type 2, một chế độ vận động và ăn uống hợp lý cũng nằm trong liệu trình chữa tiểu đường lâu dài mà các bác sĩ thường đưa ra với người bệnh. Một loại thực phẩm tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời giúp ngăn ngừa những biến chứng của căn bệnh, hoàn toàn phù hợp với thực đơn ăn kiêng của người tiểu đường là Tảo Mặt trời Spirulina. Đây là một loại thực vật như rau xanh, với giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều các loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hiện nay: hàm lượng đạm thực vật chất lượng cao (là sự tổng hòa của 18 trong tổng số 20 loại axit amin trong tự nhiên, trong đó có 8 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được ), các vitamin A, nhóm B, D, E... và các chất khoáng thiết yếu như sắt, kẽm, magie....
Chữa tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả - 2
Tảo Mặt trời Spirulina Gold Plus và Tự nhiên
Hàng ngày, cùng với các loại thuốc chữa tiểu đường, người bệnh có thể uống bổ sung Tảo Mặt trời Gold Plus và Tảo Mặt trời tự nhiên để giảm các cơn đói dày vò đồng thời giảm và ổn định lượng đường trong máu người bệnh, từ đó làm chậm và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn xảy đến. Tảo Mặt trời Gold Plus còn được bố sung thêm khoáng chất Kẽm, một loại khoáng chất rất thiếu trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt, đặc biệt càng thiếu đối với người bị tiểu đường, có nhu cầu về kẽm cao hơn những người bình thường. Vì vậy, trong hai tháng đầu uống Tảo Mặt trời, người bệnh nên sử dụng kết hợp 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời Tự nhiên vào buổi tối.
Bệnh tiểu đường cần phải điều trị suốt đời, nên để giúp ổn định căn bệnh về lâu dài, người bệnh nên dùng duy trì 6 viên Tảo mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên để hạn chế thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho người bệnh trong quá trình chữa tiểu đường.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Chữa bệnh tiểu đường với món cá chạch thơm ngon, dinh dưỡng, đơn giản nhưng mang cực tốt cho sức khỏe người bệnh.

Trong 100g thịt cá chạch có 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất  khoáng nên món ăn này có thể dùng để chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Design by Hao Tran -
Hao Tran