Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều thứ nhưng cũng lạnh lùng lấy đi không ít những giá trị trong cuộc sống. Lối sống tiện nghi không bù đắp được những tổn thương do bệnh tật mang lại. Sự nguy hiểm nằm ở khía cạnh: những tiến bộ về y tế có thể điều trị khỏi một số bệnh nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm.

Thế nhưng bệnh tật vẫn chuyển biến một cách âm thầm, không có một dấu hiệu bất thường nào thì sao? Và đái tháo đường – một căn bệnh thời đại đã nghiễm nhiên trở thành một kẻ thù đáng gờm của con người với sức tàn phá tuy âm thầm nhưng ghê gớm của nó.
Đái tháo đường không cô đơn trong trận chiến giành sự sống của con người. Nó có nhiều đồng minh như stress, thói quen ít vận động, môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn… Tuy vậy, nó chỉ có thể quật ngã những cơ thể “lười biếng”, lười biếng vận động, lười biếng thăm khám bệnh, lười biếng tìm hiểu những phương pháp khả thi để tránh cho cơ thể những đau đớn không cần thiết trong cuộc chiến không khoan nhượng với bệnh tật. Và hạt Methi, đến từ quê hương Phật giáo Ấn Độ, có thể mang đến cho bạn một sự chọn lựa?
Trước hết, chúng ta cùng xem lại một số những thống kê của các tổ chức chuyên ngành để thấy rằng: những con số tuy lạnh lùng vô cảm nhưng thật sự là chúng biết nói nếu con người quan tâm, yêu thương bản thân mình. Ở Mỹ và Châu Âu, 33% các ca chạy thận, 55% các ca cắt cụt chi là do biến chứng của tiểu đường. Tại Việt Nam, cứ 4 người mắc bệnh tiểu đường thì có 3 người không hề biết cơ thể đang đối mặt với kẻ thù của thời đại cho đến khi họ phải chấp nhận cắt bớt một phần cơ thể, mù lòa, họ gắn chặt cuộc đời mình trên giường bệnh vì phải chạy thận nhân tạo… Nguyên nhân của tất cả bi kịch này là do những biến chứng âm thầm nhưng dữ dội của bệnh đái tháo đường mang lại.

Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà con người luôn được đánh giá là “chúa tể” của thế giới bởi trí thông minh, sự sáng tạo. Các nhà chuyên môn khuyến cáo chúng ta nên yêu thương cơ thể mình bằng một lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kì, ăn uống thông minh, thường xuyên vận động. Và nếu bạn đã đứng trước nguy cơ đái tháo đường, hay đang đối mặt với nó, họ đã tìm ra cho bạn những giải pháp khả thi để bạn chọn lựa. Bên cạnh việc ăn uống và tập luyện khoa học điều độ, khoa học, bạn dĩ nhiên phải dùng thuốc. Bạn có thể lựa chọn giữ việc dùng tân dược, thảo dược hay kết hợp cả hai, miễn sao cơ thể bạn “chấp nhận”. Hạt Methi, như đã nói ở trên, đang cùng với con người đồng hành chiến đấu với đái tháo đường.
Methi được xem là loại cây đầu tiên của nhân loại với những đặc tính nổi trội trong ứng dụng khi nó được trồng tại thung lũng sông Nile từ hơn 1000 năm trước Công Nguyên. Loại cây này được biết đến với công dụng trị nóng sốt, xông hương, ướp xác, thậm trí còn như một thứ vũ khí chống ngoại xâm của người Do Thái khi dầu của nó tạo ra sự trơn trượt nơi mặt thành Jerusalem. Phụ nữ Ả Rập thường rang hạt mêthi ăn để đẹp da, thân hình cân đối. Những công trình nghiên cứu gần đây trên thú vật và thử nghiệm lâm sàng nơi người đã chứng minh cho khả năng hạ đường huyết trong máu của bệnh nhân tiểu đường của hạt Methi. Ngoài ra, nó còn làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt, giảm cân… Với những đặc tính như trên, hạt Methi đã, đang và sẽ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường niềm hi vọng trong việc khống chế sự tấn công của căn bệnh này. Trong cuộc chiến ấy, đôi khi bạn phải đứng trước những lựa chọn thật khó khăn. Không thể phủ nhận lợi ích của tân dược là nhanh và hiệu quả trong điều trị nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến xương, bao tử, thận… Lúc ấy, bạn nên nghĩ đến một giải pháp khác.
Và hạt Methi nên được đánh giá là một lựa chọn thông minh với những tác dụng như: phục hồi và kích thích tăng tiết ra insulin, tăng độ nhạy cảm với mô của insulin, hạ đường huyết nhưng không hạ quá thấp, giữ chỉ số ở giá trị trung bình tốt, ngăn ngừa biến chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, tăng cường miễn dịch, hạn chế các tổn thương, viêm nhiễm, rối loạn do tiểu đường gây ra, chống lão hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào…
Như vậy, sống chung với tiểu đường không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tấn công của nó với sự bất lực. Thay đổi cuộc sống và thông minh lựa chọn những giải pháp điều trị thích hợp sẽ là điều bạn nên nghĩ tới trong cuộc chiến với tiểu đường, nhằm ngăn chặn ngay từ đầu căn bệnh không thể chữa khỏi này.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Bệnh tiểu đường ở người lớn có thể có nguồn gốc ban đầu, bao gồm tiếp xúc với môi trường.
Sống trong một khu vực bị ô nhiễm nặng có thể làm tăng nguy cơ của một đứa trẻ phát triển kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường tuýp 2, các chuyên gia y tế cảnh báo. Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim, tuy nhiên, chưa tìm ra mối liên hệ giữa môi trường ô nhiễm và bệnh tiểu đường.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologica, các nhà khoa học đã kiểm tra các mẫu máu lấy từ 387 trẻ em 10 tuổi và phát hiện ra trẻ em sống trong các khu vực tiếp xúc nhiều hơn với ô nhiễm không khí có nồng độ insulin cao hơn đáng kể so với trẻ em sống trong khu vực ít bị ô nhiễm.

Trẻ em sống trong các khu vực tiếp xúc nhiều hơn với ô nhiễm không khí có nồng độ insulin cao hơn đáng kể so với trẻ em sống trong khu vực ít bị ô nhiễm (Ảnh minh họa)
Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm được ước tính dựa trên sự tiếp xúc với lượng khí thải xe hơi, mật độ dân số và sử dụng đất trong khu vực, nơi trẻ em sinh sống. Các kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm cho rằng sự phát triển của bệnh tiểu đường ở người lớn có thể có nguồn gốc ban đầu, bao gồm tiếp xúc với môi trường.
Đi tiểu nhiều vào đêm, thường xuyên cảm thấy đói bụng, khát nước, sụt cân nhanh, viêm nhiễm chân tay lâu lành, mắt mờ, mệt mỏi... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của căn bệnh tiểu đường.
Ban đầu, những triệu chứng này có thể gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và phiền phức, nhưng nếu không tìm đến các biện pháp chữa tiểu đường, thì những hậu quả mà căn bệnh này gây ra lại cực kỳ nguy hiểm: cắt cụt tay, chân; liệt, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, thậm chí đẫn dến tử vong.
Có 3 loại tiểu đường mà khoa học đã tìm ra là tiểu đường Type 1, tiểu đường Type 2 và tiểu đường thai kỳ. Việc phân biệt và nhận thức rõ ràng đặc điểm của các loại tiểu đường, sẽ giúp rất nhiều cho người bệnh trong quá trình chữa tiểu đường.
Tiểu đường Type 1 ( còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin ): chiếm từ 5 – 10% tổng số bệnh nhân, thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ dưới 20 tuổi. Ở người bị tiểu đường type 1, tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Cách chữa tiểu đường Type 1 là người bệnh phải tiêm bổ sung insulin hàng ngày vào cơ thể. Nếu không bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong.
Tiểu đường Type 2 ( tiểu đường không phụ thuộc insulin ): chiếm 90 – 95% tổng số bệnh nhân tiểu đường, thường xảy ra với những người lớn tuổi, hoặc những người thừa cân, béo phì. Trong tiểu đường type 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.
Tiểu đường thai kỳ: loại tiểu đường này thường xuất hiện ở phụ nữ có thai. Thông thường, loại tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất khi em bé chào đời. Dù vậy, 40-50 % người mắc tiểu đường thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sau này.
Ngày nay, cùng sự phát triển của khoa học hiện đại, bệnh tiểu đường Type 1, Type 2 dù chưa thể chữa khỏi, nhưng người bệnh vẫn có thể tìm cho mình những phương pháp chữa trị hiệu quả. Mục đích của những biện pháp chữa tiểu đường hiện nay đều nhằm mục đích giúp người bệnh giảm bớt những gánh nặng căn bệnh này gây ra, đặc biệt là các biến chứng của bệnh như: mất cảm giác ở các đầu ngón tay, ngón chân ( bị thương không có biết đau, sờ vào vật nóng, lạnh không có cảm giác ), nhìn mờ,  dễ bị đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa, dễ bị viêm nhiễm ở chân, tay, các vết thương khó lành.... Cùng với việc tiêm insulin hàng ngày với bệnh nhân tiểu đường Type 1 hoặc uống các loại thuốc đặc trị với bệnh nhân tiểu đường Type 2, một chế độ vận động và ăn uống hợp lý cũng nằm trong liệu trình chữa tiểu đường lâu dài mà các bác sĩ thường đưa ra với người bệnh. Một loại thực phẩm tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời giúp ngăn ngừa những biến chứng của căn bệnh, hoàn toàn phù hợp với thực đơn ăn kiêng của người tiểu đường là Tảo Mặt trời Spirulina. Đây là một loại thực vật như rau xanh, với giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều các loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hiện nay: hàm lượng đạm thực vật chất lượng cao (là sự tổng hòa của 18 trong tổng số 20 loại axit amin trong tự nhiên, trong đó có 8 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được ), các vitamin A, nhóm B, D, E... và các chất khoáng thiết yếu như sắt, kẽm, magie....
Chữa tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả - 2
Tảo Mặt trời Spirulina Gold Plus và Tự nhiên
Hàng ngày, cùng với các loại thuốc chữa tiểu đường, người bệnh có thể uống bổ sung Tảo Mặt trời Gold Plus và Tảo Mặt trời tự nhiên để giảm các cơn đói dày vò đồng thời giảm và ổn định lượng đường trong máu người bệnh, từ đó làm chậm và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn xảy đến. Tảo Mặt trời Gold Plus còn được bố sung thêm khoáng chất Kẽm, một loại khoáng chất rất thiếu trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt, đặc biệt càng thiếu đối với người bị tiểu đường, có nhu cầu về kẽm cao hơn những người bình thường. Vì vậy, trong hai tháng đầu uống Tảo Mặt trời, người bệnh nên sử dụng kết hợp 6 viên Tảo Mặt trời Gold Plus vào buổi sáng, 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên vào buổi trưa và 6 viên Tảo Mặt trời Tự nhiên vào buổi tối.
Bệnh tiểu đường cần phải điều trị suốt đời, nên để giúp ổn định căn bệnh về lâu dài, người bệnh nên dùng duy trì 6 viên Tảo mặt trời Gold Plus hoặc 6 viên Tảo Mặt trời tự nhiên để hạn chế thấp nhất những biến chứng có thể xảy ra, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho người bệnh trong quá trình chữa tiểu đường.
Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng khiến sức khỏe người bệnh giảm sút và mất nhiều chi phí để điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể tự chăm sóc cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách thông thường hữu ích cho bạn:
Giảm cân. Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục.
Ăn nhiều quế. Các nhà nghiên cứu Đức phát hiện ra rằng ăn 1 gram quế mỗi ngày giảm 10% lượng đường trong máu. Các hợp chất trong quế có thể kích thích hoạt động của enzyme, giúp giảm lượng đường trong máu.Tập thể dục thường xuyên. Hãy luyện tập thể dục đều đặn ngay cả khi bạn không thực hiện chế độ giảm cân. Theo một nghiên cứu mới cho thấy, nếu đổ mồ hôi nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi luyện tập thể dục, cơ thể sẽ sử dụng hormore insulin hiệu quả hơn do số lượng insulin trên tế bào gia tăng.


Những người thừa cân giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu họ giảm 5% trọng lượng cơ thể, ngay cả khi không luyện tập thể dục. (Ảnh minh họa)
Thư giãn. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ khó tự kiểm soát, tim đập nhanh hơn, hơi thở không đều đặn, đặc biệt là làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, bạn nên dành thời gian để thư giãn sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Uống cà phê. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học  Y tế công cộng Harvard cho biết, những người uống cà phê nhiều hơn 6 ly nhỏ mỗi ngày, có khả năng giảm 29-54% nguy cơ  mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chất caffeine có trong cà phê thúc đẩy sự trao đổi chất. Cà phê cũng chứa nhiều kali, magiê, và chất chống oxy hóa giúp tế bào cơ thể hấp thụ đường.
Lập gia đình. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Diabetes Care, phụ nữ độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ lập gia đình.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Ở Việt Nam có khoảng 5,7% dân số mắc bệnh tiểu đường. Con số này còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Mệnh danh là ‘kẻ giết người thầm lặng’, tiểu đường là 1 trong 10 nguyên nhân chính cướp đi sinh mạng 4.6 triệu người mỗi năm. Vậy triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?


Design by Hao Tran -
Hao Tran