Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Ramada là một tháng dài cho thời kì kiêng ăn. Thường có những thảo luận về liệu người tiểu đường có nên ăn kiêng trong tháng Ramadan hay không. Ramadan là tháng ăn kiêng áp dụng vào ban ngày tức từ khi mặt trời mọc đến khi lặn.

 

Kiêng ăn trong tháng Ramadan là để đảm bảo thúc đẩy sự tinh khiết, khiêm tốn và là hành động phục tùng thánh Allah.
Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của lịch Hồi giáo. Kết quả là, ngày tháng sẽ khác đi đối với lịch Tây (dương lịch).

Liệu việc nhịn ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiểu đường không?

Nhịn ăn trong tháng Ramadan có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người đó.
Những người dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ xem liệu có an toàn nếu nhịn ăn không và cách phòng ngừa để chống đường trong máu đi lên quá cao hoặc quá thấp.
Tiếp tục uống thuốc hạ đường huyết vào ban ngày trong lúc kiêng ăn có thể dẫn đến nguy cơ đặc biệt làm giảm đường máu; hạ đường huyết.
Còn vào đêm khi không còn phải ăn kiêng nữa, cơ thể sẽ cần hấp thụ một lượng thức ăn hơn bình thường, và kết quả sẽ dẫn đến tăng đường huyết vào ban đêm.

Người tiểu đường có nên ăn kiêng vào tháng Ramadan không?

Mọi người được khuyến cáo không nên ăn kiêng nếu việc đó ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe của bạn.
Tổ chức từ thiện, Tiểu đường Mỹ, khuyên người đã có biến chứng tiểu đương không nên ăn kiêng.
Người tiểu đường type 1 không nên ngừng sử dụng insulin vì điều đó có thể dẫn đến thể trạng nguy hiểm là tiểu đường nhiễm xeton-axit. Tuy nhiên, ăn kiêng trong khi tiếp tục dùng insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với người tiểu đường type 1 thế nên hãy đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi nghĩ đến tham gia ăn kiêng.
Những người khác có thể được miễn ăn kiêng bao gồm phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mang bệnh tật. Những người mà không thể ăn kiêng trong tháng Ramadan có thể dự định nên tặng những bữa ăn cho người nghèo đói và thiếu thốn.
Bạn có thể nói chuyện với Lmam của bạn (người đứng đầu Hồi giáo) về cách tốt nhất để tôn trọng thời kì ăn kiêng. Nên chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có tham gia ăn kiêng.

Kiểm tra đường máu của bạn trong suốt tháng Ramadan

• Bạn được khuyến khích nên thử đương máu thường xuyên hơn bình thường trong tháng Ramadan.
• Nên cẩn thận những biểu hiện các triệu chứng tăng hay hạ đường huyết.
• Chuẩn bị kĩ lưỡng bộ thử nghiệm sẵn sàng nếu bạn thấy bạn có thể bị tăng hay hạ đường huyết quá mức.
• Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, đảm bảo có một túi đường hấp thụ nhanh dự phòng trong người.
• Xem dưới đây những chọn lựa tốt cho thức ăn trong giờ Iftar (Giờ nghỉ ăn kiêng).

Thức ăn nên ăn trong giờ Iftar (Bữa ăn hết giờ ăn kiêng)

Khi thời gian ban ngày hết, lúc hoàng hôn giới hạn thời gian không ăn kiêng cho đên bình minh. Thật quan trọng cho người tiểu đường ăn đủ để giữ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những món ăn lành mạnh.
Carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng có thể không tốt cho đường máu, đặc biệt người tiểu đường type 2. Carbohydrate với chỉ số đường thấp như gạo nâu, bánh mì nguyên gạo và rau quả là lựa chọn tốt nhất hơn hẳn gạo trắng, bánh mì không nguyên gạo hay khoai tây.
Đồ ngọt có thể món ăn phổ biến lúc Iftar nhưng không tốt cho đường máu, Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt hay ‘carbohdrate trắng’, tốt nhất nên giữ khẩu phần ăn nhỏ hơn đi một chút.
Nếu đường máu của bạn tăng một cách đáng kể do những bữa ăn đó, tốt nhất không nên tiếp tục ăn kiêng.
Protein cũng là một nguồn năng lượng tốt và hấp thụ cũng chậm hơn so với carbohydrate. Người có dấu hiệu tổn thương thận nên tìm lời khuyên từ bác sĩ trước khi tăng đáng kể lượng protein bạn ăn.
Các loại hạt, dầu cá, bơ, ô liu và dầu ô liu là những nguồn cung cấp năng lượng tốt và chúng giúp tăng HDL của bạn (cholesterol tốt).
Các lựa chọn đó là những cách tốt để hấp thu năng lượng bạn cần cũng như cố định đường máu trong tầm kiểm soát.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran