Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Ăn quá nhiều đường sẽ bị đái tháo đường ( tiểu đường) ? Rất nhiều người nghĩ rằng : ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị tiểu đường ( đái tháo đường) . Điều này không hoàn toàn đúng.

 Bệnh đái tháo đường là do cơ thể không sử dụng được đường glucose để tạo năng lượng nên đường tăng cao trong máu. Nguyên nhân do di truyền, ít hoạt động, béo phì…
 Đối với người khỏe mạnh, khi ăn thức ăn giàu tinh bột sẽ làm đường trong máu tăng cao sau ăn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách  tiết ra nhiều insulin để đưa đường Glucose từ máu vào tế bào và luôn giữ lượng đường trong máu ổn định. Khi insulin tiết ra không đủ hay tác dụng insulin bị giảm thì lượng đường trong máu mới tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Do vậy, đường không có tội tình gì cả.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường, thức ăn ngọt sẽ rất dễ dàng bị thừa cân hay béo phì. Lúc này , dù insulin được tiết ra đủ nhưng tác dụng giảm đi do béo phì làm cho tế bào cơ thể “ chai lì” với insulin . Đó là nguyên nhân làm cho  đường Glucose trong máu không được chuyển thành năng lượng cho cơ thể, vì thế mà tăng cao trong máu.
Ăn uống như thế nào để phòng ngừa đái tháo đường
Có cần chế độ ăn đặc biệt nào để phòng được bệnh đái tháo đường hay không?
Câu trả lời là: không có chế độ nào đặc biệt cả. Bạn cần chế độ ăn hợp lý và lành mạnh mà bất cứ ai cũng cần tuân thủ.
Chế độ ăn lành mạnh theo WHO ( Tổ chức Y tế thế giới ) bao gồm  việc gia tăng lượng tiêu thụ rau xanh và các loại hoa quả,  đậu, các dạng hạt và ngũ cốc. Đồng thời WHO cũng yêu cầu việc giới hạn khẩu phần  ăn chứa nhiều chất béo, chuyển chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa và hạn chế việc dùng vô tội vạ đường đơn và  đường  đôi trong các thực phẩm chế biến sẵn hay các thực phẩm chứa đường cô đặc như mật ong, xi rô và nước trái cây.
 Nếu bạn có người thân bị đái tháo đường ( cha, mẹ, anh chị em ruột) hay bản thân bị béo phì, ít vận động đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị đái tháo đường sau này.  Bạn cần chế độ ăn ít chất béo, hạn chế thức ăn ngọt, thức ăn nhanh và quan trọng là cần tập thể dục tích cực nhằm giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Điều đó sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường sau này
Khi bị đái tháo đường thì tuyệt đối không được ăn thức ăn ngọt?
Câu trả lời : Sai
Bạn đừng bao giờ để vị ngọt đánh lừa mình. Đường trong máu tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng chuyển thức ăn thành glucose, gọi là chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết của thức ăn càng cao thì càng làm đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn và ngược lại, chỉ số đường huyết càng thấp thì đường trong máu sẽ không tăng nhiều sau khi ăn.
 Cho bạn một ví dụ để thấy sự khác biệt:
Gạo hương lài của Thái lan có chỉ số đường huyết rất cao 109 ,trong khi mật ong là 74, bạn thấy đó, dù gạo lài không ngọt bằng mật ong nhưng nó lại làm tăng đường huyết nhiều hơn cả mật ong đấy.
 Những loại đường aspartam dành cho bệnh nhân đái tháo đường có vị ngọt như đường thông thường nhưng lại không hề làm tăng đường trong máu của bệnh nhân.
 Và cũng cùng chung suy nghĩ sai lầm là những thức ăn không ngọt thì không làm tăng đường trong máu
 Như vậy, việc chọn thức ăn có chỉ số đường huyết thấp là rất quan trọng cho bệnh nhân đái tháo đường chứ không phải là vị ngọt của thức ăn đem lại.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran