Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bệnh nhân bị Đái tháo đường đôi khi không có triệu chứng gì đặt biệt trong thời gian dài trước khi được chẩn đoán. Những triệu chứng thường gặp của bệnh Đái tháo đường bao gồm :

Tiểu nhiều :
Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ thải qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu và làm khối lượng nước tiểu tăng lên. Đó là lý do tại sao bệnh nhân đi tiểu thường xuyên.
Khát nước
Vì bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên do đó cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất do đi tiểu. Khi đó sẽ kích thích làm bệnh nhân khát nước và uống nhiều .
Đói
Dù glucose trong máu tăng cao nhưng glucose không vào được tế bào để tạo năng lượng, do đó, cơ thể vẫn  “đói” và tạo cảm giác đói. Bệnh nhân ăn nhiều nhưng năng lượng vẫn không được sử dụng .
Sụt cân
Bệnh nhân không đủ insulin để đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng, khi đó cơ thể sẽ ly giải mô cơ và mô mỡ để tạo năng lượng cho cơ thể . Gây ra sụt cân, thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 1 hơn.
Mệt mỏi
Vì không tạo được năng lượng nên cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Nhìn mờ
Do cơ thể mất dịch làm thấu kính ở mắt xẹp xuống, giảm khả năng điều tiết nên gây ra triệu chứng nhìn mờ. Khi điều trị thích hợp, triệu chứng này sẽ mất đi
Chậm lành vết thương
Vết thương lâu lành hơn bình thường, do đường huyết tăng cao gây cơ thể giảm sức đề kháng với vi trùng và khả năng lành vết thương chậm lại.
Nhiễm trùng
Khi bị Đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Phụ nữ thường nhiễm trùng tiểu hay nhiễm nấm âm đạo.
Ngứa da
Cảm giác ngứa da đôi khi là triệu chứng của Đái tháo đường, nguyên nhân có thể do khô da .
Sưng nướu và viêm
Viêm nướu và nha chu có thể là triệu chứng của Đái tháo đường
Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn cương dương hay lãnh cảm là những triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ.
Cảm giác châm chích hay tê bì , đặc biệt ở bàn chân hay bàn chân Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương những sợi thần kinh ngoại biên và gây ra những triệu chứng như đau, châm chích, kiến bò, tê bì…ở bàn chân, bàn tay.
Dạng khởi phát của bệnh Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện đột ngột.
Còn Đái tháo đường type 2 xuất hiện từ từ nên khó phát hiện. Thật vậy, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 không có biểu hiện rõ ràng nào từ sớm. Những người này thường được chẩn đoán sau vài năm, lúc các biến chứng đã hiện hữu.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran