Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị gãy xương và phải nằm một chỗ, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Bệnh tiến triển âm thầm
Bản thân bệnh ĐTĐ không phải là thủ phạm nhưng nó góp phần thúc đẩy bệnh xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn.
Nếu bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân thì người bệnh sẽ tê rần ở bàn tay hoặc bàn chân.
Cảm giác tê càng tăng khi bệnh nhân
buông thõng tay chân, gập vùng cổ tay, cổ chân trong nhiều giờ liền. Đây
chính là biểu hiện bị chèn ép thần kinh ở khu vực cổ tay, cổ chân.
Còn khi các gân gấp ở lòng bàn tay dày
lên khiến bàn tay và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim
là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo xảy ra trên người bị ĐTĐ có sẵn
biến chứng mạch máu nhỏ.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu
chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn
toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể
xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo.
Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập
vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông
thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.
Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ
xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% - 30%.
Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu
chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những biến chứng xương khớp
Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu
quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết
không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp
xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.
Bàn chân ngày càng biến dạng, để lại di
chứng khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ bị va vấp. Đặc điểm của bệnh
khớp do ĐTĐ là bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc đau rất ít nên các tổn
thương này dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi vết loét lớn, khó chữa lành,
thậm chí có nguy cơ bị cắt bỏ một ngón hay cả một bàn chân.
Biến chứng mạch máu ở chi dưới cũng có
thể gây ra tình trạng hoại tử nên bệnh nhân có nguy cơ tàn phế vì phải
đoạn chi. Bàn tay của người bị ĐTĐ lâu năm cũng thường bị co rút, do
lòng bàn tay trở nên dày, thô cứng và khum khiến bệnh nhân không thể
duỗi thẳng lòng bàn tay và các ngón tay. Tình trạng teo cơ cũng rất
thường xảy ra, đặc biệt ở các khối cơ lớn vùng lưng, mông, đùi.
Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị để
đưa đường huyết về mức bình thường song song với việc điều trị cần kết
hợp chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên và cũng cần khám
tổng quát định kỳ để tầm soát các bệnh lý về xương khớp, mắt, gan,
thận…để điều trị kịp thời.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét