Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Cẩn trọng với bệnh tiểu đường trong thời gian thai kỳ - Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ mắc bệnh tiểu đường nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả


Bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một loại của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Nó thường được chẩn đoán bởi các xét nghiệm được thực hiện giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Theo Hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ, bệnh tiểu đường thai nghén ảnh hưởng đến 4% các phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân 
Khi bạn mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone làm giảm hoạt động của insulin khiến cho việc cung cấp glucose tới các tế bào bị thiếu hụt. Kết quả, glucose được tích lũy nhiều trong máu, làm lượng đường trong máu tăng cao.
Các yếu tố tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ bao gồm: Nhóm thai phụ thừa cân, béo phì; Nhóm thai phụ có tiền sử bản thân (hoặc gia đình) mắc chứng tiểu đường hoặc có hàm lượng glucose quá cao trong nước tiểu…
Biến chứng có thể khai thai phụ mắc bệnh 
1. Đường huyết cao trong máu mẹ: dẫn tới sảy thai, thai lưu.
2. Dị tật bẩm sinh: Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở con của những thai phụ bị tiểu đường thai nghén rất cao. Thống kê cho thấy nguy cơ bị dị tật tim mạch ở thai nhi của bà mẹ mắc tiểu đường thai nghén cao gấp 18 lần Bình thường, và nguy cơ dị tật hệ thần kinh cao gấp 18 lần. Khi mẹ bị tiểu đường thai nghén, thường sinh con nặng cân (trên 4kg) nhưng thuộc dạng “khổng lồ chân đất sét” vì không hoàn toàn khoẻ mạnh.
3. Hạ đường huyết sau sinh: Thông thường, nếu thai phụ không điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp để giảm lượng đường huyết, đồng thời sử dụng insuline theo chỉ dẫn, thì thai nhi dễ bị hạ đường huyết ngay sau sinh. Đây là một biến chứng nguy hiểm, vì nếu không được theo dõi cẩn thận và chủ động, đứa trẻ dễ bị tử vong trong vòng vài giờ sau sinh.
4. Nguy cơ cho mẹ: Nếu đường huyết không được kiểm soát kỹ, ngay trong thời kỳ thai nghén, người mẹ đã có nguy cơ tử vong bởi http://topratedonlinecasinos.ch/ sự chuyển hoá của toan và các biến chứng như tim mạch, huyết áp cao, bội nhiễm. Nếu không, thông thường sau thời kỳ hậu sản (6 tuần sau khi sinh), với chế độ ăn uống phù hợp, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh và trở lại Bình thường, hiện tượng đường huyết cao trên mức cho phép cũng dần mất đi. Nếu sau thời điểm đó mà kết quả làm nghiệm pháp là trên 10mmol/l thì người mẹ đó đã mắc bệnh tiểu đường thật sự, chủ yếu là tiểu đường type II.
Biện pháp phòng ngừa 
Tuy rất nguy hiểm nhưng các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể giảm hoặc không xuất hiện nếu thai phụ được điều trị tốt. Những ai thuộc diện có những dấu hiệu xếp vào loại có nguy cơ cao, nên đi khám và đo đường huyết trước khi mang thai.
Bà bầu và tiểu đường thai nghén
Còn nếu phát hiện tiểu đường khi mang thai, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insuline. Kiểm soát được đường huyết tốt, thai nhi sẽ phát triển như những đứa trẻ khác.
Thai phụ nên đi khám đúng định kỳ với các bác sĩ sản khoa, nội tiết ở những bệnh viện, chuyên khoa sản, các trung tâm, phòng khám chuyên về tiểu đường thai kỳ uy tín.
Để phòng tiểu đường trong quá trình thai nghén, người mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng không nên quan niệm ăn nhiều càng tốt sẽ dẫn đến tăng cân quá mức, khi đó, nguy cơ bị tiểu đường là rất cao.
Thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, đường, nước uống có ga và nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -
Hao Tran