Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

1. Định nghĩa và tính thường gặp

“ Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai”

Các nghiên cứu kinh điển của Freinkel đã chứng minh ở người đái tháo đường thai kỳ, trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến  hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.
Các bất thường về chuyển hóa bao gồm tiết insulin mất cân đối và các tác động của nó đến quá trình thu nhận glucose, ngăn chặn sản xuất glucose ở gan và giảm tuyệt đối sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.
Các nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường thai kỳ phát hiện nhiều điểm chung, giống với đái tháo đường type 2. Những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở lớp người nhiều tuổi hơn (trên 25 tuổi), có thừa cân, béo phì so với những phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Cũng như đái tháo đường type 2 , tần suất mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên cùng với tuổi và chỉ số cơ thể (BMI) thường gặp hơn ở các quần thể không phải là da trắng. Trong các nghiên cứu khác nhau, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6-3,5 lần ở người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tăng 8,5 lần ở người sống vùng Đông Nam Á, tăng 10,9 lần ở người Đông Ấn và gấp 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng tương tự đối với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng, cũng như về mối liên hệ với tuổi và sự béo phì. Những thay đổi về chuyển hóa ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ cũng có những đặc điểm phù hợp với đặc điểm của người đái tháo đường type 2.
Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này. Lứa tuổi hay gặp của những sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thường trên 35, thường gặp ở người thừa cân, béo phì (IBM trên 23). Đái tháo đường thai kỳ cũng hay gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần.
Ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, nồng độ insulin huyết tương lúc đói tăng gấp 2 lần trong kỳ thai 3 tháng cuối so với sau đẻ. Đặc điểm này cũng tương tự như ở phụ nữ không bị đái tháo đường mang thai. Mức tăng tiết insulin tương đối trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường. Đáp ứng pha sớm của insulin ở người có đái tháo đường thai kỳ giảm thấp đến dưới 25% so với phụ nữ bình thường mang thai. Đáp ứng insulin pha muộn tăng tương tự người bình thường có thai và người đái tháo đường thai kỳ. Khả năng tiết insulin ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nói chung thấp hơn so với phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ, đỉnh insulin xảy ra muộn hơn trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uốn. Hiện tượng này tương ứng với giảm đáp ứng insulin pha sớm trong nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch. Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống cho thấy, ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ luôn có mức insulin cao hơn so với sau khi đẻ và mức Insulin cao nhất thường gặp ở phụ nữ béo phì được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Ngược lại mức tăng nhạy cảm của tế bào bêta (β) đối với các kích thích của các acid amin và glucose thấp hơn một cách có ý nghĩa ở những đối tượng này. Ở phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường, đáp ứng của Insulin với thức ăn giàu protein tăng lên rõ rệt so với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
Ngày nay người ta biết rằng những rối loạn trong sự phát triển của đảo tụy thời kỳ bào thai và niên thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng chuyển hóa và chức năng của tế bào bêta (β) ở giai đoạn sau của cuộc đời. Các tác giả Anh nhận thấy các đối tượng lúc sinh ở giai đoạn dưới một tuổi có cân nặng thấp, sẽ có nguy có bị đái tháo đường type 2 vào lứa tuổi trên 40.
Yếu tố môi trường và dinh dưỡng luôn có vai trò quyết định khuynh hướng phát triển của các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường type 2. Điều này đã được chứng minh bởi số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang tăng nhanh ở các nước châu Á, nơi đang có sự thay đổi nhanh mức tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự thay đổi “đột ngột” về mức sống và lối sống. Những số liệu về bệnh đái tháo đường trong quần những người gốc châu Á, châu Phi di cư đến sống ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn người bản xứ, cũng là những chứng cứ khoa học ủng hộ cho nhận xét này.
Các nghiên cứu về mô bệnh học tụy của thai nhi mà mẹ bị bệnh đái tháo đường tháo đường hoặc bị đái tháo đường thai kỳ cũng thấy có hiện tượng kích thích sự tăng trưởng của tế bào bêta (β).
 2. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn là vấn đề trang cãi mặc dù đã có nhiều hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề này.
Trong nghiên cứu kinh điển, O’Sullvivan và Mahan (1964) đã tiến hành phân tích thống kê đáp ứng với glucose của cơ thể trong 3 giờ với nghiệm pháp 100g glucose bằng đường uống ở 752 phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Những quan sát của họ thu được giá trị tương ứng với giá trị trung bình cộng trừ 2 lần độ lệch chuẩn (SD) ở các thời điểm cơ sở lúc đói, sau 1, 2 và 3 giờ. Bằng cách tự chọn mức dung nạp carbohydrat thấp hơn và cao hơn trung bình 2 SD là bất thường. Theo tiêu chuẩn này có 2,5% đối tượng được xác định là mắc đái tháo đường thai kỳ.
Các tiểu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn gây nhiều tranh cãi. Sau đây xin giới thiệu tóm tắt một số cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
 a. Chẩn đoán dựa trên cơ sở thống kê số liệu
Cách định nghĩa bệnh theo thống kê, ngay từ đầu, đã thấy được nhược điểm là chịu ảnh hưởng của tính khác biệt với từng quần thể. Đặc điểm này thể hiện ở các kết quả điều tra, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ dao động từ 0,5% (ở miền bắc nước Anh) đến 12,3% ở số dân thành phố (chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và da đen). Trong một tài liệu tổng quan về một nhóm nhiều dân tộc gồm 10.187  phụ nữ được sàng lọc theo tiêu chuẩn hóa về không dung nạp Glucose ở New York, tỉ lệ hiện mắc chung đái tháo đường thai kỳ là 3,2%. Tần suất đái tháo đường thai kỳ thấp nhất ở nhóm người da trắng, tiếp sau là người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người nguồn gốc châu Á và cuối cùng là nhóm phụ nữ được xếp vào một nhóm chung –nhóm chủng/dân tộc khác.
Như vậy dùng phương pháp thống kê thuần túy để định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là không thích hợp vì nó phụ thuộc vào nguy cơ tương đối của quần thể được nghiên cứu.
 b. Chẩn đoán dựa trên tỷ lệ bệnh tật liên quan
Một phương tiện thích hợp hơn để định nghĩa bệnh là dựa vào tỷ lệ bệnh tật liên quan. Tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan đã chịu được thử thách thời gian như một yếu tố dự báo đái tháo đường xảy ra sau đó  ở người mẹ, với tỷ lệ mắc đái tháo đường là 50% sau 28 năm theo dõi ở những phụ nữ trong thời gian mang thai được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
-  Tỷ lệ bệnh của mẹ cũng được phản ánh bằng sự tăng có ý nghĩa tỷ lệ mắc mới của tăng huyết áp và tiền sản giật do mang thai. Với sự quản lý tích cực hiện nay, nếu duy trì mức glucose máu bình thường, lúc đói và sau ăn, các biến chứng thường gặp trước đây ở mẹ như đa ối, đẻ non, các bất thường khác khi đẻ và chấn thương khi sinh không tăng lên ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Các hậu quả cấp tính chủ yếu của đái tháo đường thai kỳ tuy không/ hoặc ít tác động tới mẹ nhưng lại tác động đến bào thai.
- Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh của các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ đã được thừa nhận từ lâu. Các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ glucose máu, hạ calci máu, thai to, tăng bilirubin máu thường xảy ra. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, rất khó chứng minh được sự thay đổi về tỷ lệ bệnh tật ở những đối tượng này. Tuy nhiên, các số liệu trước đây đã cho thấy, tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần ở trẻ em của các bà mẹ được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Song các ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn trong thời kỳ chu sinh mà còn rất lâu dài. Khi trưởng thành, những trẻ em này sẽ sớm phát triển kháng Insulin, dễ bị mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt phần lớn trong số họ có một tỷ lệ cao không dung nạp glucose.
Như vậy, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và quản lý bệnh tích cực ở các bà mẹ không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ mà còn làm giảm hoặc loại bỏ hẳn các biến chứng chu sinh, sơ sinh, thậm chí các biến chứng lâu dài ở con cái của họ. Vì thế nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành nhằm đặt được một tiêu chí chẩn đoán hoàn hảo.
 c. Giới thiệu một số  tiêu chuẩn chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định và chẩn đoán sàng lọc
Tiêu chuẩn được giới thiệu sau đây được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ. Người ta cho những sản phụ mang thai tiến hành nghiệm pháp sàng lọc vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ uống 50 gam glucose, nếu đường máu sau một giờ từ 7,8 mmol/l trở lên thì tiến hành nghiệm pháp 100 gam.
 Bảng tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đường huyết tươngNFSL 50 gam GlucoseNFSL 100 gam Glucose
Lúc đói 5,83 mmol/l
Sau 1 giờ7,8 mmol/l10,56 mmol/l
Sau 2 giờ 9,2 mmol/l
Sau 3 giờ 5,3 mmol/l
 NFSL: Nghiệm pháp sàng lọc
Chẩn đoán dương tính nếu có từ 2 giá trị trên ngưỡng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán này lại không  hề tính đến các kết cục ở trẻ sơ sinh. Với ý thức đó, nhiều nhà lâm sàng đã lên tiếng hỏi liệu tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan có phải là quá lỏng lẻo để phát hiện và kết luận những người có nguy cơ mắc bệnh tật chu sinh liên quan đến không dung nạp carbohydrat?
Với nghi vấn này “ sự bất khả xâm phạm” của tiêu chuẩn chẩn đoán vốn được tin dùng bấy lâu nay đang bị nghi vấn.
Tiêu chuẩn nguyên gốc được dựa trên định lượng glucose ở máu toàn phần theo kỹ thuật Somogy, sau đó được nhóm Dữ liệu Đái tháo đường quốc gia Mỹ (NDDG) sửa đổi bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi bằng 1,14 để đại diện cho glucose huyết tương định lượng bằng kỹ thuật glucokinase. Carpenter và Coustan khuyến cáo sửa đổi sự chuyển đổi này để có tính đại diện hơn cho định lượng glucose huyết tương thực sự. Sự sửa đổi này dẫn đến hạ thấp tất cả các chỉ tiêu ở nghiệm pháp dung nạp Glucose 3 giờ.
* Các tiêu chuẩn của O’Sulivan/Mahan và các tiêu chuẩn chẩn đoán khác về đái tháo đường thai kỳ
Thời điểmTiêu chuẩn O’Sulivan/Mahan [mmol (mg/dl), huyết tương]Nhóm dữ liệu đái tháo đường quốc gia [mmol(mg/dl), huyết tương]Sửa đổi của Carpenter/Coustan
[mmol(mg/dl), huyết tương]
Đói5,0 (90)5,83(105)5,28(95)
1 giờ48,17(165)10,56(190)10,00(180)
2 giờ8,06(145)9,17(165)8,61(155)
6,96,94(125)8,06 (145)7,78(140)
* Tiêu chuẩn đái tháo đường thai kỳ bằng đường uống 75 gam Glucose
Thời điểmTổ chức y tế thế giới mg/dl (mmol/l )Hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu mg/dl (mmol/l )Hội thảo quốc tế đái tháo đường thai kỳ mg/dl (mmol/l )Australia mg/dl (mmol/l )Mose&cs mg/dl (mmol/l )
Đói--95(5,3)99(5,5)90(5,0)
1 giờ--180(10,0--
2 giờ140(7,8)162(9,0)155(8,6)144(8,0)140(7,8)
 3. Phương pháp áp dụng trong điều tra dịch tễ
a. Tiến hành
Trong điều tra dịch tễ người ta vẫn ưa dùng nghiệm pháp chẩn đoán mới với quy trình đơn giản như sau:
- Khám sàng lọc tất cả các đối tượng thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi ≥ 25.
+ BMI ≥ 23 trước khi có thai.
+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử đẻ con to từ 4000 gam trở lên (Với người Việt Nam từ 3600 gam).
+ Tiền sử sản khoa bất thường như xảy thai, thai chết lưu…
+ Tiền sử rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG).
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống vào buổi sáng sau một đêm nhịn đói.
Quy trình :
+ Lấy mẫu máu lúc đói để định lượng đường huyết.
+ Cho uống 75 gam glucose loại anhydrous hoặc 82,5 gam loại glucose monohydrat trong 250-300 ml nước trong 5 phút.
+ Lấy mẫu máu sau 2 giờ để định lượng glucose huyết tương.
b. Đánh giá:
- Đánh giá hai chỉ số theo bảng sau:
Đường máu (mmol/l)Bình thườngĐái tháo đường thai kỳ
Lúc đói<6,1≥ 6,1
Sau 2 giờ<7,8≥ 7,8
- Đánh giá ba chỉ số
Do những thiếu sót của các tiêu chuẩn đánh giá trên, nhiều tác giả khuyên nên định lượng và đánh giá glucose máu ở 3 thời điểm , ngay cả khi sử dụng nghiệm pháp 75 gam.
Nghiệm pháp
Tính theo mmol/l
Tính theo mg/dl
100 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
Sau 3 giờ
5,3
10,0
8,6
7,8
95
180
155
140
75 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
5,3
10,0
8,6
95
180
155
Ghi chú: Để  chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ phải có từ 2 tiêu chuẩn trở lên.
Chúng ta có thể thấy sự lúng túng trong xác định tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xu hướng ngày nay người ta vẫn sử dụng tiêu chuẩn 75 gam trong điều tra dịch tễ nhiều hơn, vì nó đơn giản, dễ áp dụng.

Đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nguyên tắc điều trị là toàn diện (tác động vào nhiều tạng phủ) và biện chứng (phải tùy vào từng bệnh nhân cụ thể).

Y học cổ truyền không có bệnh danh “đái tháo đường”; nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ.
Các nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Chẳng hạn, việc dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hóa nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh.
Căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hóa hỏa, hỏa phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát…
Cũng như các bệnh lý nội khoa mạn tính khác, đối với chứng tiêu khát, nguyên tắc trị liệu của y học cổ truyền là:
Điều trị toàn diện: Xuất phát từ quan điểm chỉnh thể, coi nhân thể là một khối thống nhất. Trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác. Sử dụng tổng hợp các biện pháp như dùng thuốc và không dùng thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Biện chứng luận trị: Nghĩa là phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, loại hình và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác… của từng người mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp.
Để chữa tiểu đường, Đông y vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên như dược thiện (món ăn – bài thuốc), trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh…
Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất”: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên. Con người là sản phẩm, là một bộ phận cấu thành của tự nhiên, mọi biến đổi sinh lý và bệnh lý của nhân thể luôn luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của tự nhiên.
Điều trị không dùng thuốc
Là sử dụng các liệu pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, dược thiện, trà dược, cháo thuốc, dán thuốc vào huyệt, tắm thuốc, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Chế độ ăn nên trọng dụng các loại thực phẩm như râu ngô, các chế phẩm của đậu tương và đậu đen, xích tiểu đậu, bạch biển đậu, mướp đắng, bí đỏ, bí đao, dưa hấu, tỏi, hoài sơn, hành tây, rau cần, cà rốt, củ cải, măng, hẹ, ngân nhĩ, hải tảo, tụy lợn, cá quả, cá trạch, hải sâm…
Thường xuyên dùng các loại trà dược như khổ qua trà, nam qua phấn giáng đường trà, ngọc mễ tu trà, la hán quả trà, mạch môn hoàng liên trà, hoàng tinh ngọc trúc trà, mạch đông sinh địa tiêu khát trà, cát phấn ngọc tuyền trà, dương sâm hoa phấn tiêu khát trà… Có thể dùng các loại cháo thuốc như cháo tụy lợn, cháo khổ qua, cháo địa cốt bì ngọc mễ tu, cháo đông qua dĩ nhân…
Dùng thuốc theo kinh nghiệm dân gian
Đây là phương pháp trị liệu rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Kinh nghiệm trị liệu đái tháo đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác hết. Ví dụ: dùng lá ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên sắc uống; dùng dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng ép lấy nước uống hàng ngày; dùng con gián hoặc nhộng tầm sao vàng tán bột uống…
Dùng thuốc độc vị: Nhộng tằm 20 con, rửa sạch, xào ăn bằng dầu thực vật. Ô mai 15 g, hãm với nước sôi uống thay trà. Đậu đỏ để cả vỏ, sấy khô, mỗi ngày dùng 50 g nấu nước uống. Nấm mỡ lượng vừa đủ, nấu canh hoặc xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
Bí đao tươi 100 g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày. Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hằng ngày. Rễ cỏ tranh 50 g, rửa sạch sắc uống thường xuyên. Ăn lê tươi hàng ngày.
Bí đỏ 250 g nấu canh ăn trong ngày. Mướp đắng sấy hoặc phơi khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 g. Vừng đen 100 g sắc uống hàng ngày. Uống nước ép vòi voi hoặc măng tre tươi hằng ngày. Rễ hoặc lá cây ngưu bàng sắc uống thay trà.
Dùng nhiều vị: Hạt tía tô và hạt cải củ lượng bằng nhau, sao thơm tán bột, mỗi ngày uống 9 g với nước sắc rễ cây dâu (tang bạch bì). Hạt dưa hấu 50 g giã nát, hòa với nước rồi lọc bỏ bã, đem nấu với 30 g gạo tẻ thành cháo ăn.
Bột hoài sơn 2 phần, bột ý dĩ 1 phần trộn đều, mỗi ngày dùng 90 g với nước sôi ăn. Củ cải 5 củ, rửa sạch, thái miếng luộc lấy nước nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày. Lá hồng 30 g, đậu xanh 30 g, sắc uống. Hoa đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5 g.
Vỏ bí xanh 15 g, vỏ dưa hấu 15 g, thiên hoa phấn 12 g, sắc uống. Cá diếc 500 g, trà xanh 10 g, cá làm sạch, bỏ ruột rồi nhồi trà xanh vào trong bụng, hấp cách thủy, chia ăn vài lần trong ngày.
Lá khoai lang 100 g, thiên hoa phấn 20 g, ngọc trúc 15 g, sắc uống. Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 15 g, ngọc trúc 20 g, đường phèn 25 g, sắc mộc nhĩ và ngọc trúc lấy nước hòa đường phèn uống.

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.

 Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy…
Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua… Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột – đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này.
Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột – đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.
Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện?
Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:
- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.
Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng.
Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày:
Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam… có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).
- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).
Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).
ThS. BS. Nguyễn Huy Cường
Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy…
Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua… Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột – đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này.
Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột – đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.
Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện?
Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:
- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.
Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng.
Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày:
Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam… có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).
- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).
Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).

Có những cây cỏ quanh nhà như: mướp đắng, nha đam, húng quế… tưởng bình thường nhưng lại là những loại cây, quả được Đông y chứng minh có tác dụng chữa và giúp giảm bớt các triệu chứng do tiểu đường gây ra.

Khổ qua (mướp đắng)
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh…
Cây cà ri (tên gọi khác là hồ lô ba)
Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Tương tự như khổ qua, cà ri cũng mang tính đắng nhưng nhẹ hơn. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây.
TS. Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.
Nha đam
Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường.
Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết.
Cây húng quế
Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.
Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự.
Lá xoài
Lấy khoảng 3-4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm.
Phương thuốc trên nếu thực hiện đều đặn và điều độ còn giúp chữa bệnh cảm sốt, đau ốm nhẹ.

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra thông tin, hàng ngày ăn một quả trứng về thực chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu chỉ ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà 1 tuần ăn hơn 2 quả trứng thì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Những nhà khoa học từ trường Y Harvard Mỹ có được kết luật này sau khi làm nghiên cứu với khoảng 57.000 người đàn ông và phụ nữ trong thời gian khoảng 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một quả trứng hàng ngày tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khoảng 60%. Riêng với phụ nữ tỷ lệ này có thể lên tới 77%.
Nghiên cứu cho rằng, trứng là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin, protein và những chất dinh dưỡng khác. Tuy vậy, trứng cũng gồm hàm lượng cholesterol cao mà có nguy cơ tăng sự phát triển  bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường cho hay, nếu một tuần chỉ ăn một quả trứng thì cũng không gây nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh khi hàm lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể không thể hấp thụ hết. Có 2 loại tiểu đường chính: Tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ insulin nào. Loại tiểu đường này thường xuất hiện trước tuổi 40. Tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể vẫn sản sinh insulin, nhưng không đủ hoặc khi insulin sản sinh làm việc không hết khả năng.
Nhưng nói chung, tất cả những trường hợp bị tiểu đường thường có kết nối với bệnh béo phì và bệnh béo phì thường phát triển ở lứa tuổi trên 40 .

Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị gãy xương và phải nằm một chỗ, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bệnh tiến triển âm thầm
Bản thân bệnh ĐTĐ không phải là thủ phạm nhưng nó góp phần thúc đẩy bệnh xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn.
Nếu bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân thì người bệnh sẽ tê rần ở bàn tay hoặc bàn chân.
Cảm giác tê càng tăng khi bệnh nhân buông thõng tay chân, gập vùng cổ tay, cổ chân trong nhiều giờ liền. Đây chính là biểu hiện bị chèn ép thần kinh ở khu vực cổ tay, cổ chân.
Còn khi các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên khiến bàn tay và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo xảy ra trên người bị ĐTĐ có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo. Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.
Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% – 30%. Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những biến chứng xương khớp
Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.
Bàn chân ngày càng biến dạng, để lại di chứng khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ bị va vấp. Đặc điểm của bệnh khớp do ĐTĐ là bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc đau rất ít nên các tổn thương này dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi vết loét lớn, khó chữa lành, thậm chí có nguy cơ bị cắt bỏ một ngón hay cả một bàn chân.
Biến chứng mạch máu ở chi dưới cũng có thể gây ra tình trạng hoại tử nên bệnh nhân có nguy cơ tàn phế vì phải đoạn chi. Bàn tay của người bị ĐTĐ lâu năm cũng thường bị co rút, do lòng bàn tay trở nên dày, thô cứng và khum khiến bệnh nhân không thể duỗi thẳng lòng bàn tay và các ngón tay. Tình trạng teo cơ cũng rất thường xảy ra, đặc biệt ở các khối cơ lớn vùng lưng, mông, đùi.
Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị để đưa đường huyết về mức bình thường song song với việc điều trị cần kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên và cũng cần khám tổng quát định kỳ để tầm soát các bệnh lý về xương khớp, mắt, gan, thận…để điều trị kịp thời.


Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi… Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
2. Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
3. Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạch việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.

4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
5. Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê  lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6. Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
7. Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
8. Không uống rượu bia
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
9. Gia tăng hoạt động thể lực
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường týp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng co xu hướng gia tăng. Tuy vậy, khác với người lớn, rất khó điều trị bệnh ở trẻ em vì trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 ngày càng tăng là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. Thống kê ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, tỉ lệ trẻ đái tháo đường type 2/type 1 ở lứa tuổi học sinh trung học là 4/1. Còn ở nước ta, không ít lần báo giới đã lên tiếng về những trường hợp trẻ nhỏ (cấp tiểu học) mắc đái tháo đường type 2. Trường hợp nhỏ nhất là một bé 6 tuổi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết.
Nguyên nhân do lối sống
Đái tháo đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế. Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Vì vậy, theo bác sĩ Lê Thị Hải, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của những người làm ông bà, cha mẹ. Bác sĩ Hải cho biết, không ít trường hợp bệnh nhi đến khám ở tình trạng thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cực cao. Nhưng khi bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống thì các bậc phụ huynh lại “giãy nảy” lên mà rằng con họ chỉ hơi mũm mĩm thôi và cháu lười ăn lắm (?!)…
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường?
- Đi tiểu thường xuyên.
- Hay khát nước, uống nhiều nước.
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi cảm xúc.
Ăn cân bằng, vận động hợp lý
Theo bác sĩ Hải, cách hạn chế tốt nhất căn bệnh này là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Với trẻ bị đái tháo đường type 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị đái tháo đường type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Bố mẹ nên cho trẻ bị đái tháo đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu.
- Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít…
- Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối, nhãn, vải…; các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói…; các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát…
- Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ…; các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống…; quả chín ít ngọt như dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận…
Không cần kiêng đường
Tuy nhiên, trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường. Đó là Isomalt với nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là chất ngọt tự nhiên và an toàn. Nó có chỉ số đường huyết thấp (GI=28) và sinh ít năng lượng (1g Isomalt cho 2Kcal).
Loại đường này có thể dùng cho cả trẻ béo phì, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có một số loại đường ăn kiêng khác như: đường Acesulframe-K có các tên thương mại là Sunette, Sweet one, Sweet”n safe, đường Sucralose (tên thương mại là Splenda)… Các loại đường này ngoài việc sử dụng trực tiếp còn được các nhà sản xuất dùng để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những người “hảo ngọt” nhưng phải kiêng đường (đường mía). Ví dụ các loại bánh, kẹo không đường của Bibica (sử dụng Isomalt).
Ngoài ra, do trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nên trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì.
Cần ghi nhớ những điểm quan trọng sau đây:
- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân tiểu đường týp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.
- Bệnh tiểu đường týp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường týp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời
Bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ nguy hiểm thế nào?
Khi bệnh tiểu đường diễn tiến nhanh hoặc khi bệnh nhân được phát hiện muộn, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Nồng độ glucose và xê-ton trong máu tăng lên rất cao, tình trạng mất nước nặng xuất hiện, trẻ sẽ hôn mê.
Hiện tượng trên gọi là nhiễm xê-ton a-xít
Giai đoạn phát bệnh có thể cực kỳ nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng thường khó nhận biết ở trẻ lớn tuổi hơn.
Chúng ta có nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cho tất cả những đứa con của chung ta không?
Cần, vì việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.
Design by Hao Tran -
Hao Tran