Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bệnh nhân bị Đái tháo đường đôi khi không có triệu chứng gì đặt biệt trong thời gian dài trước khi được chẩn đoán. Những triệu chứng thường gặp của bệnh Đái tháo đường bao gồm :

Tiểu nhiều :
Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ thải qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu và làm khối lượng nước tiểu tăng lên. Đó là lý do tại sao bệnh nhân đi tiểu thường xuyên.
Khát nước
Vì bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên do đó cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất do đi tiểu. Khi đó sẽ kích thích làm bệnh nhân khát nước và uống nhiều .
Đói
Dù glucose trong máu tăng cao nhưng glucose không vào được tế bào để tạo năng lượng, do đó, cơ thể vẫn  “đói” và tạo cảm giác đói. Bệnh nhân ăn nhiều nhưng năng lượng vẫn không được sử dụng .
Sụt cân
Bệnh nhân không đủ insulin để đưa glucose vào tế bào để tạo năng lượng, khi đó cơ thể sẽ ly giải mô cơ và mô mỡ để tạo năng lượng cho cơ thể . Gây ra sụt cân, thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 1 hơn.
Mệt mỏi
Vì không tạo được năng lượng nên cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
Nhìn mờ
Do cơ thể mất dịch làm thấu kính ở mắt xẹp xuống, giảm khả năng điều tiết nên gây ra triệu chứng nhìn mờ. Khi điều trị thích hợp, triệu chứng này sẽ mất đi
Chậm lành vết thương
Vết thương lâu lành hơn bình thường, do đường huyết tăng cao gây cơ thể giảm sức đề kháng với vi trùng và khả năng lành vết thương chậm lại.
Nhiễm trùng
Khi bị Đái tháo đường bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng và thường tái phát thường xuyên. Phụ nữ thường nhiễm trùng tiểu hay nhiễm nấm âm đạo.
Ngứa da
Cảm giác ngứa da đôi khi là triệu chứng của Đái tháo đường, nguyên nhân có thể do khô da .
Sưng nướu và viêm
Viêm nướu và nha chu có thể là triệu chứng của Đái tháo đường
Rối loạn chức năng tình dục
Rối loạn cương dương hay lãnh cảm là những triệu chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ.
Cảm giác châm chích hay tê bì , đặc biệt ở bàn chân hay bàn chân Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương những sợi thần kinh ngoại biên và gây ra những triệu chứng như đau, châm chích, kiến bò, tê bì…ở bàn chân, bàn tay.
Dạng khởi phát của bệnh Đái tháo đường type 1 thường xuất hiện đột ngột.
Còn Đái tháo đường type 2 xuất hiện từ từ nên khó phát hiện. Thật vậy, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 không có biểu hiện rõ ràng nào từ sớm. Những người này thường được chẩn đoán sau vài năm, lúc các biến chứng đã hiện hữu.

Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.


Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi... Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân...; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân... Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng

Các nhà khoa học của trường Đại học giải phẫu chân và mắt cá chân (ACFAS) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, nếu bạn cảm thấy nóng, ngứa ran hoặc tê bàn chân và các ngón chân, nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà khoa học Mỹ, những triệu chứng nêu trên xuất hiện là do sự cảm nhận từ thần kinh ngoại biên hay còn được gọi là "thần kinh ngoại biên bệnh tiểu đường".

Hệ thần kinh ngoại biên ở chân bị ảnh hưởng dẫn tới việc bạn cảm thấy tê chân một cách thường xuyên; thậm chí làm xuất hiện nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân; làm ngón chân khoằn lại, gây nên hiện tượng khô da và nứt nẻ ở chân.
Ngoài ra, triệu chứng nóng, ngứa, tê bàn và các ngón chân có thể còn là triệu chứng tuyến giáp của bạn có vấn đề.
Theo các nhà khoa học, có tới 1/4 trong số 23 triệu bệnh nhân tiểu đường ở Mỹ không tự phát hiện được các triệu chứng bệnh. Chi phí cho các bệnh nhân tiểu đường tại Mỹ vào khoảng 5 tỷ USD/năm.

Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

Các đối tượng tham gia nghiên cứu có khẩu phần ăn hàng ngày là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên thì khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng chỉ ăn 1/2 số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích thì đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.
Từ đó khuyến cáo, nên giảm thiểu sự tiêu thụ thịt chế biến đến mức chấp nhận, cũng như giảm tiêu thụ thịt đỏ. Đừng nên coi thịt đỏ là thức ăn chính của bữa ăn, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng những nguồn protein có lợi cho sức khỏe như sữa ít béo, ngũ cốc, thịt gia cầm và cá. Ngoài ra, để giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2, chúng ta cần điều chỉnh cân nặng, tập luyện và ăn theo khẩu phần ăn bao gồm trái cây, rau xanh, ngũ cốc, sản phẩm sữa chứa ít chất béo và thịt nạc trắng.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Chế độ ăn uống rất quan trọng ở người có bệnh đái tháo đường (thường gọi là tiểu đường). 

Dưới đây là một số thực phẩm, bài thuốc theo hướng dẫn của lương y Quốc Trung và Như Tá dùng thích hợp cho người có bệnh này.
- Mỗi ngày dùng khoảng 0,5 kg thân cây đậu bắp còn tươi, cắt thành lát nhỏ (nếu dùng loại đã phơi khô thì chừng 100 gr là được) đem nấu với 2 lít nước. Nấu sôi và khi lượng nước trong nồi còn lại chừng 1 lít là được. Để nguội và dùng hết trong ngày.

Lá lô hội - Ảnh: H.Mai
- 20 gr dây khổ qua đã phơi khô, cùng 20 gr cây ô rô phơi khô, và 20 gr lá lô hội, đem nấu nước để uống trong ngày.
- Lấy 200 - 300 gr lá lô hội còn tươi, rửa sạch, tước bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt màu trắng trong của lá, rồi cho vào cùng khoảng 1 chén nước, ép (hoặc có thể dùng máy xay thay cho ép) lấy nước uống hết trong ngày.
- Dùng 100 gr lá ổi non còn tươi đem nấu nước uống hết trong ngày.
- 30 gr râu bắp, 60 gr rau muống (chỉ dùng cọng rau) đem rửa sạch rồi nấu lấy nước dùng trong ngày.
- Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn - mỗi loại khoảng 20 gr, đem nấu lấy nước để uống cả ngày.
* 30 gr hoa đậu ván (loại hoa có màu trắng), 30 gr nấm mèo, đem cả hai phơi khô, rồi tán thành bột mịn, trộn đều với nhau, cho vào lọ đậy kín để dành dùng dần. Mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê bột này pha với nước chín để nguội. Mỗi ngày dùng 3 lần.
- Củ khoai lang có màu trắng còn tươi, bào lấy phần vỏ (chừng 50 gr) rồi đem vỏ này nấu lấy nước uống hết trong ngày.
- Hằng ngày có thể dùng đậu đũa hay đậu bắp đem luộc chín để ăn - mục đích là để giảm bớt lượng cơm, vì cơm chứa nhiều tinh bột.
- Dùng 0,5 kg rau cần tây còn tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào 1 chén nước chín để nguội, vắt (hoặc ép) lấy nước để dùng, bỏ xác.
Ngoài ra, người có bệnh tiểu đường cần hạn chế lượng đường, hạn chế các món ăn ngọt; hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, thức ăn chứa nhiều cholesterol... Cần dùng nhiều rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ.

Thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến đường máu theo cả 2 chiều hướng: tăng và hạ đường máu.

 

Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết càng trở nên gay gắt: trời nóng hơn và thay đổi nhanh hơn. Với người bình thường đã cảm thấy khó thích nghi và khó chịu. Với người tiểu đường, thời tiết quá nóng bức còn thêm nguy cơ tăng hoặc giảm đường máu.
Lý do:
Thời tiết nóng bức làm mất nước qua mồ hôi và hơi thở khiến cho máu bị cô đặc và do vậy đường máu tăng cao. Nếu bạn dùng nhiều nước ép quả hoặc nước ngọt giải khát thì đường máu còn có thể tăng rất cao.
Người tiểu đường cần phải uống nước đều đặn cả ngày. Chủ yếu là nước lọc, và hãy uống ngay cả khi chưa cảm thấy khát.
Mặt khác, người tiểu đường đồng thời đối diện với nguy cơ bị hạ đường máu khi trời quá nóng bức. Thời tiết nóng làm gia tăng chuyển hóa, với những người tiêm insuin thì insulin tại nơi tiêm có xu hướng hấp thu nhanh hơn (do mạch máu dưới da giãn hơn) nên đường máu có thể thấp hơn bình thường. Thời tiết quá nóng cũng làm cho chúng ta mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy nguy cơ hạ đường máu cũng có thể gia tăng.
Các triệu chứng hạ đường máu vào những ngày nóng nực có thể khó nhận biết hơn bình thường: dấu hiệu vã mồ hôi hoặc cảm giác mệt mỏi được cho là do trời nóng cũng có thể là triệu chứng của hạ đường máu.
Bạn cần phải thử đường máu thường xuyên hơn nếu đi du lịch trong những ngày hè. Liều insulin có thể cần phải thay đổi nếu bạn từng có những rắc rối liên quan đến thời tiết nóng bức. Hãy trao đổi với bác sỹ về chủ đề đó trước khi khởi hành.

Bị thừa cân, ít vận động, nạp calo nhiều, ăn nhiều đường và chất béo là lý do làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, có một số loại thực phẩm có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.

Quế
Quế có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó giúp giảm đường huyết. Quế cũng có công dụng giảm lượng chất béo triglyceride, cholesterol xấu LDL và cải thiện độ nhạy insulin. Có thể rắc một chút bột quế vào cà phê hoặc bánh mì nướng.
Nghệ
Nhiều nghiên cứu xác nhận curcumin, một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ, có thể giúp trì hoãn bệnh tiểu đường.
 Dinh dưỡng ngăn ngừa tiểu đường
 Quế - Ảnh: Shutterstock
Dâu tây
Dâu tây không chỉ ngon mà còn có công dụng điều trị bệnh. Các nhà khoa học cho biết, ăn dâu tây giúp kích hoạt một loại protein trong cơ thể làm giảm cholesterol xấu LDL và lipid trong máu. Cả hai yếu tố này góp phần gây bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm trên chuột và nhận thấy rằng ăn dâu tây giúp giảm lượng đường trong máu.
Phô mai và sữa chua
Ở đây là loại phô mai và sữa chua ít chất béo. Các chuyên gia tin rằng những vi khuẩn lành mạnh có trong các sản phẩm sữa lên men góp phần ngừa bệnh tiểu đường.
Rượu vang đỏ
Resveratrol, một hợp chất có trong rượu vang đỏ giúp cải thiện chức năng của đường trong máu bằng cách điều chỉnh nội tiết tố insulin. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên uống rượu vang đỏ ở mức điều độ.
Táo
Anthocyanin, một hợp chất có nhiều trong táo, có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu.
 rau bó xôi
Cải bó xôi là những thực phẩm góp phần ngừa bệnh tiểu đường - Ảnh: Hạ Huy
Cải bó xôi
Cải bó xôi giàu chất dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy ăn cải bó xôi mỗi ngày giúp giảm 14% nguy cơ bị tiểu đường.

Ramada là một tháng dài cho thời kì kiêng ăn. Thường có những thảo luận về liệu người tiểu đường có nên ăn kiêng trong tháng Ramadan hay không. Ramadan là tháng ăn kiêng áp dụng vào ban ngày tức từ khi mặt trời mọc đến khi lặn.

 

Kiêng ăn trong tháng Ramadan là để đảm bảo thúc đẩy sự tinh khiết, khiêm tốn và là hành động phục tùng thánh Allah.
Ramadan diễn ra vào tháng 9 âm lịch của lịch Hồi giáo. Kết quả là, ngày tháng sẽ khác đi đối với lịch Tây (dương lịch).

Liệu việc nhịn ăn có ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người tiểu đường không?

Nhịn ăn trong tháng Ramadan có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người đó.
Những người dùng thuốc hạ đường huyết nên hỏi ý kiến bác sĩ của họ xem liệu có an toàn nếu nhịn ăn không và cách phòng ngừa để chống đường trong máu đi lên quá cao hoặc quá thấp.
Tiếp tục uống thuốc hạ đường huyết vào ban ngày trong lúc kiêng ăn có thể dẫn đến nguy cơ đặc biệt làm giảm đường máu; hạ đường huyết.
Còn vào đêm khi không còn phải ăn kiêng nữa, cơ thể sẽ cần hấp thụ một lượng thức ăn hơn bình thường, và kết quả sẽ dẫn đến tăng đường huyết vào ban đêm.

Người tiểu đường có nên ăn kiêng vào tháng Ramadan không?

Mọi người được khuyến cáo không nên ăn kiêng nếu việc đó ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe của bạn.
Tổ chức từ thiện, Tiểu đường Mỹ, khuyên người đã có biến chứng tiểu đương không nên ăn kiêng.
Người tiểu đường type 1 không nên ngừng sử dụng insulin vì điều đó có thể dẫn đến thể trạng nguy hiểm là tiểu đường nhiễm xeton-axit. Tuy nhiên, ăn kiêng trong khi tiếp tục dùng insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với người tiểu đường type 1 thế nên hãy đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia trước khi nghĩ đến tham gia ăn kiêng.
Những người khác có thể được miễn ăn kiêng bao gồm phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người mang bệnh tật. Những người mà không thể ăn kiêng trong tháng Ramadan có thể dự định nên tặng những bữa ăn cho người nghèo đói và thiếu thốn.
Bạn có thể nói chuyện với Lmam của bạn (người đứng đầu Hồi giáo) về cách tốt nhất để tôn trọng thời kì ăn kiêng. Nên chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có tham gia ăn kiêng.

Kiểm tra đường máu của bạn trong suốt tháng Ramadan

• Bạn được khuyến khích nên thử đương máu thường xuyên hơn bình thường trong tháng Ramadan.
• Nên cẩn thận những biểu hiện các triệu chứng tăng hay hạ đường huyết.
• Chuẩn bị kĩ lưỡng bộ thử nghiệm sẵn sàng nếu bạn thấy bạn có thể bị tăng hay hạ đường huyết quá mức.
• Nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết, đảm bảo có một túi đường hấp thụ nhanh dự phòng trong người.
• Xem dưới đây những chọn lựa tốt cho thức ăn trong giờ Iftar (Giờ nghỉ ăn kiêng).

Thức ăn nên ăn trong giờ Iftar (Bữa ăn hết giờ ăn kiêng)

Khi thời gian ban ngày hết, lúc hoàng hôn giới hạn thời gian không ăn kiêng cho đên bình minh. Thật quan trọng cho người tiểu đường ăn đủ để giữ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những món ăn lành mạnh.
Carbohydrate cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng có thể không tốt cho đường máu, đặc biệt người tiểu đường type 2. Carbohydrate với chỉ số đường thấp như gạo nâu, bánh mì nguyên gạo và rau quả là lựa chọn tốt nhất hơn hẳn gạo trắng, bánh mì không nguyên gạo hay khoai tây.
Đồ ngọt có thể món ăn phổ biến lúc Iftar nhưng không tốt cho đường máu, Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt hay ‘carbohdrate trắng’, tốt nhất nên giữ khẩu phần ăn nhỏ hơn đi một chút.
Nếu đường máu của bạn tăng một cách đáng kể do những bữa ăn đó, tốt nhất không nên tiếp tục ăn kiêng.
Protein cũng là một nguồn năng lượng tốt và hấp thụ cũng chậm hơn so với carbohydrate. Người có dấu hiệu tổn thương thận nên tìm lời khuyên từ bác sĩ trước khi tăng đáng kể lượng protein bạn ăn.
Các loại hạt, dầu cá, bơ, ô liu và dầu ô liu là những nguồn cung cấp năng lượng tốt và chúng giúp tăng HDL của bạn (cholesterol tốt).
Các lựa chọn đó là những cách tốt để hấp thu năng lượng bạn cần cũng như cố định đường máu trong tầm kiểm soát.

Tiểu đường và răng bạn dường như không có gì liên kết với nhau, nhưng kỳ thực chúng lại có mối tương quan rất mật thiết: viêm rang lợi làm đường máu tăng thêm và ngược lại đường máu tăng cao làm cho việc viêm răng lợi dễ xuất hiện.

 

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể sẽ tăng nguy cơ cho những vấn đề về răng miệng như bệnh về lợi.
Tin tốt là: Chăm sóc tốt cho răng miệng của bạn có thể giữ cho răng và lợi của bạn khỏe mạnh.
Một số vấn đề khác về răng miệng, dù không phổ biến lắm, nhưng cũng liên quan ít nhiều tới tiểu đường. Trong đó:
• Thời gian hồi phục lầu sau khi phẫu thuật nha khoa
• Nhiễm nấm
• Khô miệng
• Sâu răng
Mặc dù vậy, bạn có thể thực hiện một sô bước để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đây là những cách để giảm thiểu rủi ro.

Tiểu đường và rủi ro sức khỏe răng miệng

Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn giảm thiểu khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng lợi mà có thể dẫn tới bệnh lợi nghiêm trọng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh về lợi được coi là viêm lợi. Lợi sẽ bị sưng, mềm, và có thể chảy máu, đặc biệt khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.
Nếu bệnh lợi tiếp tục tiến triển, lợi có thể bắt đầu tách ra khỏi răng, hình thành các túi mà có thể giữ vi khuẩn lại và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không được điều trị, các bệnh nhiễm trùng có thể hủy hoại xương hàm giữ răng tại chỗ được chắc.
Phẫu thuật có thể cần thiết. Có một kĩ thuật, gọi là giảm độ sâu của túi, các nha sĩ hay chuyên khoa lợi sẽ gấp các mô lợi lại với nhau, loại bỏ vi khuẩn đi, và kiên cố những mô đó vào vị trí mà vừa vặn chặt chẽ xung quanh răng, đôi khi còn cạo đi kẹo cao su tự do.
Với bệnh tiểu đường, bạn có thể phục hồi lâu hơn sau khi phẫu thuật răng lợi. Người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để giữ nhiễm trùng sau phẫu thuật ngừng phát triển. Hãy để ý nhiều và kiểm soát đường máu trước và sau khi phẫu thuật răng miệng.
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn cũng có khả năng nhiễm nấm trong miệng, gọi là nấm candida hay nấm miệng. Điều này vẫn đúng kể cả khi bạn đeo hàm giả.
Bị khô miệng, gọi là bệnh khô miệng, cũng là vấn đề phổ biến khác giữa những người tiểu đường, Nước bọt rất quan trọng tới sức khỏe răng miệng – Nó giúp tẩy rửa thức ăn và giữ miệng ẩm. Khi bạn không có đủ nước bọt, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, các mô có thể sẽ bị kích thích và bị viêm, và răng của bạn sẽ dễ bị phân hủy.

Tiểu đường và Răng miệng: Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro

Chăm sóc vệ sinh răng của bạn ở nhà hàng ngày là rất quan trọng. Đảm bảo đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
Nước súc miệng cũng có thể giúp giảm thiểu vi khuẩn mà có thể gây ra mảng bám tích tụ trên răng và lợi.
Kiểm tra xem miệng có bị viêm hay có dấu hiệu bị chảy máu lợi không. Nếu bạn thấy một trong hai dấu hiệu, hãy cho nha sĩ xem càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia khuyên nên vệ sinh răng chuyên nghiệp mỗi 6 tháng, hay thậm chí 3 đến 4 tháng. Đẩy từng bước đến vệ sinh răng chuyên nghiệp nếu bạn có chủ định xây dựng nền tảng vững và sạch cao răng nhanh chóng.
Hãy nói với nha sĩ của bạn là bạn đã được chuẩn đoán là đái tháo đường. Nó cũng giúp nha sĩ biết được kê đơn như thế nào và thuốc bạn cần phải uống.
Bạn có thể được giới thiệu tới nha sĩ chuyên khoa lợi nếu lợi của bạn vẫn tiếp tục nhức nhối hay còn tệ hơn thế nữa.
Tài liệu y khoa tham khảo tại WebMD
Đánh giá bởi Eric Yabu, DDS vào ngày 30 tháng 7, 2012
© 2012 WebMD, LLC

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Người mắc bệnh tiểu đường cần phải quan tâm đặc biệt đến đôi chân. Đó là vì bệnh tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh và làm giảm sự lưu thông máu đến bàn chân.

Nếu lơ đễnh hoặc quên quan tâm đến chân, người tiểu đường có thể phải đoạn chi. Ngược lại, nếu chăm sóc chân cẩn thận, có thể tránh được những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất liên quan đến căn bệnh này.


Sau đây là một số cách chăm sóc chân cơ bản, bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo.

Giữ chân sạch. Cách chăm sóc quan trọng nhất đối với bệnh nhân tiểu đường là giữ chân sạch sẽ. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giữ cho chân khỏe. Nên thường xuyên chà xát nhẹ nhàng, rửa và hong khô chân, chú ý đặc biệt đến các kẽ chân. Giữ ẩm chân nhưng tránh làm ẩm giữa các ngón.

Kiểm tra chân. Phải kiểm tra chân thật kỹ mỗi ngày. Hãy tìm xem có vết cắt, vết bỏng giộp, vết cào xước, sưng hay bất kỳ vấn đề về chân nào vốn có thể trở nên nghiêm trọng. Hãy gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất cứ dấu vết lạ nào, đừng bao giờ coi đó là nhỏ nhặt. Tuyệt đối tránh tự chữa trị cho chính mình.

Cắt móng chân thường xuyên. Tránh để móng chân quá dài mà hãy cắt ngắn hằng tuần hoặc khi móng chân quặp vào da gây đau. Chú ý cắt móng tròn viền, không để góc cạnh. Hạn chế lấy khóe móng vì thao tác này có thể gây tổn thương da.

Bao bọc chân. Bệnh nhân tiểu đường phải đảm bảo rằng không được đi chân đất ở bất cứ đâu, ngay cả ở nhà. Việc chăm sóc chân tốt bao gồm bọc chân liên tục để bảo vệ chân khỏi bất kỳ sự tổn thương nào. Hãy mang giày hoặc vớ để khỏi giẫm phải bất cứ vật gì có thể khiến chân bị tổn thương.

Vớ. Chú ý mang vớ sạch, khô và thay vớ hằng ngày. Một điều hết sức quan trọng là người tiểu đường phải mang loại vớ phù hợp, vừa chân và không gây kích ứng da chân. Tránh dùng chai nước nóng hay miếng sưởi vào ban đêm. Thay vào đó, nên mang vớ khi lên giường.

Giày. Tương tự như vớ, bệnh nhân tiểu đường cần chọn loại giày phù hợp. Chú ý chọn giày không gây ra những vết chai hay bỏng giộp trên chân. Có những loại giày chuyên dùng cho người bị tiểu đường được bán trên thị trường. Hãy giũ giày thật kỹ trước khi mang để loại bỏ những hạt sạn hay vật lạ dính bên trong giày.

Không hút thuốc. Việc chăm sóc chân của người bị tiểu đường cũng bao gồm ngừng hút thuốc và tránh sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Lời khuyên này được đưa ra do thuốc lá cản trở và làm giảm sự lưu thông máu đến chân.

Những người mắc bệnh tiểu đường típ 2 uống cafêin khó kiểm soát đường huyết, một nghiên cứu mới cho hay.


Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm Y tế Đại học Hà Lan cho biết “Cafêin phá vỡ sự chuyển hóa glucoza, điều này có thể có hại đối với bệnh nhân mắc tiểu đường típ 2”.
Ông James Lane, người đứng đầu công trình nghiên cứu cho biết: “Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh cà phê và các loại đồ uống có chứa cafêin khác”.
Cafêin thường có trong cà phê, trà và nhiều đồ uống nhẹ.
Tuy nhiên, kết quả của công trình nghiên cứu này đang còn gây tranh cãi vì một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2, và người uống cà phê nhiều nhất có nguy cơ thấp nhất.
Một báo cáo của Mỹ vừa được công bố hôm thứ hai tuần trước (21/01) cho biết uống quá nhiều cafêin trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. Và một nghiên cứu khác phát hiện cafêin có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.

Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, đường máu thường bị tăng lên nhiều. Do vậy, bạn phải thử đường máu nhiều lần/ngày. Bạn cũng cần phải uống đủ nước và nạp đủ năng lượng để vượt qua những ngày khó khăn đó. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giữ cho đường máu tăng không quá cao hoặc bị hạ quá thấp.


 Khi bị ốm vẫn cần đáp ứng nhu cầu của cơ thể
Trong những ngày ốm yếu, bạn cố gắng giữ cho chế độ ăn gần giống những ngày bình thường nhất. Nếu như dạ dày chỉ có cảm giác đầy, bạn vẫn có thể ăn được như mọi ngày với các thực phẩm như cháo, súp, bánh quy…
Nếu những thức ăn này vẫn khó vào, bạn có thể thử nước quả, nước giải khát ít ngọt, sữa chua… Thông thường bạn vẫn cần ăn chừng 30-40g chất bột – đường sau mỗi 3-4 giờ vào những ngày ốm này.
Trường hợp không biết rõ loại thức ăn và khối lượng ăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn. Một số loại thuốc trị cảm cúm và ho có chứa đường trong đó: đọc kỹ thông tin trước khi uống, giảm trừ lượng bột – đường được phép ăn. Nước uống cũng cần được cung cấp đủ, nếu bị sốt hoặc nôn, phải uống nhiều hơn mọi ngày. Nếu như đường máu tăng cao nhiều, bạn phải xem lại chế độ ăn và thuốc đang dùng. Hỏi bác sĩ để có chỉ dẫn trong trường hợp cụ thể này.
Khi nào người bệnh đái tháo đường ốm yếu cần đến bệnh viện?
Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:
- Tình trạng ốm yếu hoặc sốt sau vài ngày không tiến triển khá hơn.
- Nôn hoặc đi ngoài sau 6 giờ không thuyên giảm.
- Có nhiều thể ceton trong nước tiểu.
- Nếu đang tiêm insulin: đường máu >15mmol/l (hoặc>240mg/dl), mặc dù đã tiêm thêm insulin theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.
Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.
Ăn cháo ngày ốm: dễ làm và bổ dưỡng.
Trong những ngày ốm yếu, nếu không ăn được đồ ăn thông thường, có thể nấu cháo theo công thức sau cho vào phích ủ ấm ăn dần trong ngày:
Thực đơn nấu cháo: (xem bảng)
Ngoài ra, nếu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa, nước cam… có thể ước lượng số calo và lượng đường như sau:
- 200ml sữa bò tươi: + 150 kcal (10g glucid; 9g lipid; 8g protid).
- 200ml nước cam vắt không đường: + 80kcal (20g glucid).
- Truyền 500ml dịch glucose 5%: + 100kcal (25g glucid).
Truyền 500ml dịch glucose 10%: + 200kcal (50g glucid).

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra thông tin, hàng ngày ăn một quả trứng về thực chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.


Nghiên cứu chỉ ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà 1 tuần ăn hơn 2 quả trứng thì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Những nhà khoa học từ trường Y Harvard Mỹ có được kết luật này sau khi làm nghiên cứu với khoảng 57.000 người đàn ông và phụ nữ trong thời gian khoảng 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một quả trứng hàng ngày tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khoảng 60%. Riêng với phụ nữ tỷ lệ này có thể lên tới 77%.
Nghiên cứu cho rằng, trứng là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin, protein và những chất dinh dưỡng khác. Tuy vậy, trứng cũng gồm hàm lượng cholesterol cao mà có nguy cơ tăng sự phát triển  bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường cho hay, nếu một tuần chỉ ăn một quả trứng thì cũng không gây nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh khi hàm lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể không thể hấp thụ hết. Có 2 loại tiểu đường chính: Tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ insulin nào. Loại tiểu đường này thường xuất hiện trước tuổi 40. Tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể vẫn sản sinh insulin, nhưng không đủ hoặc khi insulin sản sinh làm việc không hết khả năng.
Nhưng nói chung, tất cả những trường hợp bị tiểu đường thường có kết nối với bệnh béo phì và bệnh béo phì thường phát triển ở lứa tuổi trên 40 .

Trước kia anh tôi rất thích ăn trái cây, gần đây anh tôi bị bệnh tiểu đường, bác sĩ khuyên cần phải ăn kiêng ngọt. Nếu anh tôi ăn nhiều trái cây như trước đây có làm sao không? (Đào Hoa Mai – Đồng Nai)


 Trái cây là loại thức ăn ngon và bổ, nhiều vitamin và khoáng chất, hương vị lại thơm ngon, dễ ăn và có thể ăn được nhiều. Mọi người từ trẻ đến già ăn trái cây đều rất tốt cho sức khỏe. Riêng đối với người bị bệnh tiểu đường, ăn trái cây cũng rất cần thiết để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng như các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Điều cần lưu ý ở đây là người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”.
Trong trái cây ngọt có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nặng không nên ăn quá nhiều trái cây ngọt như xoài, mít, na… Để phòng lượng đường giảm thấp trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn hoặc sau khi vận động, người bệnh có thể ăn một ít trái cây để bảo đảm sức khỏe. Anh của bạn vẫn có thể ăn trái cây theo ý thích nhưng chú ý chọn các loại trái cây ít ngọt như cam, lê, đào, mận, ổi, táo, dưa hấu…

“ Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai”

 

1. Định nghĩa và tính thường gặp
Các nghiên cứu kinh điển của Freinkel đã chứng minh ở người đái tháo đường thai kỳ, trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến  hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.
Các bất thường về chuyển hóa bao gồm tiết insulin mất cân đối và các tác động của nó đến quá trình thu nhận glucose, ngăn chặn sản xuất glucose ở gan và giảm tuyệt đối sử dụng glucose được insulin hoạt hóa.
Các nghiên cứu dịch tễ học về đái tháo đường thai kỳ phát hiện nhiều điểm chung, giống với đái tháo đường type 2. Những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở lớp người nhiều tuổi hơn (trên 25 tuổi), có thừa cân, béo phì so với những phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Cũng như đái tháo đường type 2 , tần suất mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên cùng với tuổi và chỉ số cơ thể (BMI) thường gặp hơn ở các quần thể không phải là da trắng. Trong các nghiên cứu khác nhau, nguy cơ tương đối tăng từ 1,6-3,5 lần ở người da đen, tăng 1,8 lần ở người có nguồn gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tăng 8,5 lần ở người sống vùng Đông Nam Á, tăng 10,9 lần ở người Đông Ấn và gấp 15 lần ở người Mỹ bản địa. Những phát hiện này cũng tương tự đối với tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở các nhóm chủng tộc tương ứng, cũng như về mối liên hệ với tuổi và sự béo phì. Những thay đổi về chuyển hóa ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ cũng có những đặc điểm phù hợp với đặc điểm của người đái tháo đường type 2.
Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này. Lứa tuổi hay gặp của những sản phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thường trên 35, thường gặp ở người thừa cân, béo phì (IBM trên 23). Đái tháo đường thai kỳ cũng hay gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần.
Ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, nồng độ insulin huyết tương lúc đói tăng gấp 2 lần trong kỳ thai 3 tháng cuối so với sau đẻ. Đặc điểm này cũng tương tự như ở phụ nữ không bị đái tháo đường mang thai. Mức tăng tiết insulin tương đối trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn một cách có ý nghĩa so với phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường. Đáp ứng pha sớm của insulin ở người có đái tháo đường thai kỳ giảm thấp đến dưới 25% so với phụ nữ bình thường mang thai. Đáp ứng insulin pha muộn tăng tương tự người bình thường có thai và người đái tháo đường thai kỳ. Khả năng tiết insulin ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ nói chung thấp hơn so với phụ nữ có dung nạp glucose bình thường khi mang thai. Ở người bệnh đái tháo đường thai kỳ, đỉnh insulin xảy ra muộn hơn trong nghiệm pháp dung nạp glucose đường uốn. Hiện tượng này tương ứng với giảm đáp ứng insulin pha sớm trong nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường tĩnh mạch. Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống cho thấy, ở phụ nữ đái tháo đường thai kỳ luôn có mức insulin cao hơn so với sau khi đẻ và mức Insulin cao nhất thường gặp ở phụ nữ béo phì được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Ngược lại mức tăng nhạy cảm của tế bào bêta (β) đối với các kích thích của các acid amin và glucose thấp hơn một cách có ý nghĩa ở những đối tượng này. Ở phụ nữ mang thai có dung nạp glucose bình thường, đáp ứng của Insulin với thức ăn giàu protein tăng lên rõ rệt so với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.
Ngày nay người ta biết rằng những rối loạn trong sự phát triển của đảo tụy thời kỳ bào thai và niên thiếu sẽ ảnh hưởng đến sự thăng bằng chuyển hóa và chức năng của tế bào bêta (β) ở giai đoạn sau của cuộc đời. Các tác giả Anh nhận thấy các đối tượng lúc sinh ở giai đoạn dưới một tuổi có cân nặng thấp, sẽ có nguy có bị đái tháo đường type 2 vào lứa tuổi trên 40.
Yếu tố môi trường và dinh dưỡng luôn có vai trò quyết định khuynh hướng phát triển của các rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường type 2. Điều này đã được chứng minh bởi số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang tăng nhanh ở các nước châu Á, nơi đang có sự thay đổi nhanh mức tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự thay đổi “đột ngột” về mức sống và lối sống. Những số liệu về bệnh đái tháo đường trong quần những người gốc châu Á, châu Phi di cư đến sống ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn người bản xứ, cũng là những chứng cứ khoa học ủng hộ cho nhận xét này.
Các nghiên cứu về mô bệnh học tụy của thai nhi mà mẹ bị bệnh đái tháo đường tháo đường hoặc bị đái tháo đường thai kỳ cũng thấy có hiện tượng kích thích sự tăng trưởng của tế bào bêta (β).
 2. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn là vấn đề trang cãi mặc dù đã có nhiều hội thảo quốc tế đề cập đến vấn đề này.
Trong nghiên cứu kinh điển, O’Sullvivan và Mahan (1964) đã tiến hành phân tích thống kê đáp ứng với glucose của cơ thể trong 3 giờ với nghiệm pháp 100g glucose bằng đường uống ở 752 phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Những quan sát của họ thu được giá trị tương ứng với giá trị trung bình cộng trừ 2 lần độ lệch chuẩn (SD) ở các thời điểm cơ sở lúc đói, sau 1, 2 và 3 giờ. Bằng cách tự chọn mức dung nạp carbohydrat thấp hơn và cao hơn trung bình 2 SD là bất thường. Theo tiêu chuẩn này có 2,5% đối tượng được xác định là mắc đái tháo đường thai kỳ.
Các tiểu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ còn gây nhiều tranh cãi. Sau đây xin giới thiệu tóm tắt một số cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
 a. Chẩn đoán dựa trên cơ sở thống kê số liệu
Cách định nghĩa bệnh theo thống kê, ngay từ đầu, đã thấy được nhược điểm là chịu ảnh hưởng của tính khác biệt với từng quần thể. Đặc điểm này thể hiện ở các kết quả điều tra, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ dao động từ 0,5% (ở miền bắc nước Anh) đến 12,3% ở số dân thành phố (chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và da đen). Trong một tài liệu tổng quan về một nhóm nhiều dân tộc gồm 10.187  phụ nữ được sàng lọc theo tiêu chuẩn hóa về không dung nạp Glucose ở New York, tỉ lệ hiện mắc chung đái tháo đường thai kỳ là 3,2%. Tần suất đái tháo đường thai kỳ thấp nhất ở nhóm người da trắng, tiếp sau là người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người nguồn gốc châu Á và cuối cùng là nhóm phụ nữ được xếp vào một nhóm chung –nhóm chủng/dân tộc khác.
Như vậy dùng phương pháp thống kê thuần túy để định nghĩa đái tháo đường thai kỳ là không thích hợp vì nó phụ thuộc vào nguy cơ tương đối của quần thể được nghiên cứu.
 b. Chẩn đoán dựa trên tỷ lệ bệnh tật liên quan
Một phương tiện thích hợp hơn để định nghĩa bệnh là dựa vào tỷ lệ bệnh tật liên quan. Tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan đã chịu được thử thách thời gian như một yếu tố dự báo đái tháo đường xảy ra sau đó  ở người mẹ, với tỷ lệ mắc đái tháo đường là 50% sau 28 năm theo dõi ở những phụ nữ trong thời gian mang thai được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.
-  Tỷ lệ bệnh của mẹ cũng được phản ánh bằng sự tăng có ý nghĩa tỷ lệ mắc mới của tăng huyết áp và tiền sản giật do mang thai. Với sự quản lý tích cực hiện nay, nếu duy trì mức glucose máu bình thường, lúc đói và sau ăn, các biến chứng thường gặp trước đây ở mẹ như đa ối, đẻ non, các bất thường khác khi đẻ và chấn thương khi sinh không tăng lên ở nhóm đái tháo đường thai kỳ. Các hậu quả cấp tính chủ yếu của đái tháo đường thai kỳ tuy không/ hoặc ít tác động tới mẹ nhưng lại tác động đến bào thai.
- Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ bệnh tật ở trẻ sơ sinh của các phụ nữ đái tháo đường thai kỳ đã được thừa nhận từ lâu. Các biến chứng chuyển hóa bao gồm hạ glucose máu, hạ calci máu, thai to, tăng bilirubin máu thường xảy ra. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chăm sóc trẻ sơ sinh, rất khó chứng minh được sự thay đổi về tỷ lệ bệnh tật ở những đối tượng này. Tuy nhiên, các số liệu trước đây đã cho thấy, tỷ lệ tử vong tăng gấp 4 lần ở trẻ em của các bà mẹ được chẩn đoán có đái tháo đường thai kỳ. Song các ảnh hưởng đến trẻ em không chỉ giới hạn trong thời kỳ chu sinh mà còn rất lâu dài. Khi trưởng thành, những trẻ em này sẽ sớm phát triển kháng Insulin, dễ bị mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt phần lớn trong số họ có một tỷ lệ cao không dung nạp glucose.
Như vậy, chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ và quản lý bệnh tích cực ở các bà mẹ không chỉ nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ mà còn làm giảm hoặc loại bỏ hẳn các biến chứng chu sinh, sơ sinh, thậm chí các biến chứng lâu dài ở con cái của họ. Vì thế nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành nhằm đặt được một tiêu chí chẩn đoán hoàn hảo.
 c. Giới thiệu một số  tiêu chuẩn chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định và chẩn đoán sàng lọc
Tiêu chuẩn được giới thiệu sau đây được áp dụng khá phổ biến ở Mỹ. Người ta cho những sản phụ mang thai tiến hành nghiệm pháp sàng lọc vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ uống 50 gam glucose, nếu đường máu sau một giờ từ 7,8 mmol/l trở lên thì tiến hành nghiệm pháp 100 gam.
 Bảng tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Đường huyết tương NFSL 50 gam Glucose NFSL 100 gam Glucose
Lúc đói   5,83 mmol/l
Sau 1 giờ 7,8 mmol/l 10,56 mmol/l
Sau 2 giờ   9,2 mmol/l
Sau 3 giờ   5,3 mmol/l
 NFSL: Nghiệm pháp sàng lọc
Chẩn đoán dương tính nếu có từ 2 giá trị trên ngưỡng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn chẩn đoán này lại không  hề tính đến các kết cục ở trẻ sơ sinh. Với ý thức đó, nhiều nhà lâm sàng đã lên tiếng hỏi liệu tiêu chuẩn của O’Sulivan và Mahan có phải là quá lỏng lẻo để phát hiện và kết luận những người có nguy cơ mắc bệnh tật chu sinh liên quan đến không dung nạp carbohydrat?
Với nghi vấn này “ sự bất khả xâm phạm” của tiêu chuẩn chẩn đoán vốn được tin dùng bấy lâu nay đang bị nghi vấn.
Tiêu chuẩn nguyên gốc được dựa trên định lượng glucose ở máu toàn phần theo kỹ thuật Somogy, sau đó được nhóm Dữ liệu Đái tháo đường quốc gia Mỹ (NDDG) sửa đổi bằng cách sử dụng hệ số chuyển đổi bằng 1,14 để đại diện cho glucose huyết tương định lượng bằng kỹ thuật glucokinase. Carpenter và Coustan khuyến cáo sửa đổi sự chuyển đổi này để có tính đại diện hơn cho định lượng glucose huyết tương thực sự. Sự sửa đổi này dẫn đến hạ thấp tất cả các chỉ tiêu ở nghiệm pháp dung nạp Glucose 3 giờ.
* Các tiêu chuẩn của O’Sulivan/Mahan và các tiêu chuẩn chẩn đoán khác về đái tháo đường thai kỳ
Thời điểm Tiêu chuẩn O’Sulivan/Mahan [mmol (mg/dl), huyết tương] Nhóm dữ liệu đái tháo đường quốc gia [mmol(mg/dl), huyết tương] Sửa đổi của Carpenter/Coustan [mmol(mg/dl), huyết tương]
Đói 5,0 (90) 5,83(105) 5,28(95)
1 giờ4 8,17(165) 10,56(190) 10,00(180)
2 giờ 8,06(145) 9,17(165) 8,61(155)
6,9 6,94(125) 8,06 (145) 7,78(140)
* Tiêu chuẩn đái tháo đường thai kỳ bằng đường uống 75 gam Glucose
Thời điểm Tổ chức y tế thế giới mg/dl (mmol/l ) Hội nghiên cứu đái tháo đường châu Âu mg/dl (mmol/l ) Hội thảo quốc tế đái tháo đường thai kỳ mg/dl (mmol/l ) Australia mg/dl (mmol/l ) Mose&cs mg/dl (mmol/l )
Đói - - 95(5,3) 99(5,5) 90(5,0)
1 giờ - - 180(10,0 - -
2 giờ 140(7,8) 162(9,0) 155(8,6) 144(8,0) 140(7,8)
 3. Phương pháp áp dụng trong điều tra dịch tễ
a. Tiến hành
Trong điều tra dịch tễ người ta vẫn ưa dùng nghiệm pháp chẩn đoán mới với quy trình đơn giản như sau:
- Khám sàng lọc tất cả các đối tượng thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ:
+ Tuổi ≥ 25.
+ BMI ≥ 23 trước khi có thai.
+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử đẻ con to từ 4000 gam trở lên (Với người Việt Nam từ 3600 gam).
+ Tiền sử sản khoa bất thường như xảy thai, thai chết lưu…
+ Tiền sử rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG).
- Tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống vào buổi sáng sau một đêm nhịn đói.
Quy trình :
+ Lấy mẫu máu lúc đói để định lượng đường huyết.
+ Cho uống 75 gam glucose loại anhydrous hoặc 82,5 gam loại glucose monohydrat trong 250-300 ml nước trong 5 phút.
+ Lấy mẫu máu sau 2 giờ để định lượng glucose huyết tương.
b. Đánh giá:
- Đánh giá hai chỉ số theo bảng sau:
Đường máu (mmol/l) Bình thường Đái tháo đường thai kỳ
Lúc đói <6,1 ≥ 6,1
Sau 2 giờ <7,8 ≥ 7,8
- Đánh giá ba chỉ số
Do những thiếu sót của các tiêu chuẩn đánh giá trên, nhiều tác giả khuyên nên định lượng và đánh giá glucose máu ở 3 thời điểm , ngay cả khi sử dụng nghiệm pháp 75 gam.
Nghiệm pháp
Tính theo mmol/l
Tính theo mg/dl
100 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
Sau 3 giờ
5,3
10,0
8,6
7,8
95
180
155
140
75 gam
Lúc đói
Sau 1 giờ
Sau 2 giờ
5,3
10,0
8,6
95
180
155
Ghi chú: Để  chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ phải có từ 2 tiêu chuẩn trở lên.
Chúng ta có thể thấy sự lúng túng trong xác định tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Xu hướng ngày nay người ta vẫn sử dụng tiêu chuẩn 75 gam trong điều tra dịch tễ nhiều hơn, vì nó đơn giản, dễ áp dụng.

Đái tháo đường là chứng bệnh có trị số đường huyết cao do hậu quả thiếu hụt insulin ở tuyến tụy. Dưới đây là những thắc mắc về căn bệnh vốn là đại dịch của xã hội hiện đại.


1. Người có bệnh ít bị sâu răng?
Sai.
Ngược lại, người bị tiểu đường có nguy cơ bị bệnh sâu răng “thăm hỏi” cao hơn những người bình thường nếu như họ không có một chế độ ăn uống hợp lý. Thủ phạm tạo cơ hội cho bệnh sâu răng phát triển chính là sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt.
Vì thế, vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường cần được tuân thủ nghiêm ngặt: đánh răng sau khi ăn và kiểm tra răng miệng định kì (ít nhất 2 lần/năm).
2. Người bệnh không nên dùng thuốc tránh thai?
Đúng.
Đó là những viên thuốc có chứa estrogen, thành phần có khả năng làm tăng sự tập trung của đường và chất béo trong máu, cũng như làm tăng áp lực động mạch.
3. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?
Đúng.
25-30% bệnh nhân tiểu đường bị suy sụt tinh thần trong khi chỉ có 15-17 % dân số còn lại mắc chứng suy sụp và trầm cảm.
4. Insulin làm tăng cân?
Sai.
Mặc dù hàm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường cao (trên 1,8g/l) nhưng lượng đường ấy lại nhanh chóng bị thải ra ngoài qua nước tiểu và năng lượng của từng ấy đường cũng bị mất đi. Khi người bệnh được kê đơn uống Insulin, đường huyết được cân bằng. Cơ thể giảm thiểu sự mất đường nên năng lượng do đường cung cấp được giữ lại.
Đấy chính là lý do gây tăng cân khi người đái tháo đường được điều trị với Insulin, chứ không phải Insulin làm tăng cân.
5. Người bệnh không nên hút thuốc?
Đúng.
Bỏ thuốc lá là nguyên tắc bắt buộc với người đái tháo đường. Hút thuốc lá làm tăng áp lực động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thận “thăm hỏi”. Hơn thế, khi hút thuốc, người đái tháo đường cần tăng nhu cầu dùng Insulin và dễ bị kháng Insulin.
6. Người bệnh cần vận động thường xuyên?
Đúng.
Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể, nhất là khi chúng ta vận động. Sau mỗi bữa ăn, nhờ sự giúp sức của Insulin, 80% đường được dự trữ trong cơ bắp, chỉ còn 20% đường chuyển tới gan.
Khi thiếu các hoạt động thể dục thể thao, năng lượng do đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt cháy. Đường bị tích trữ cùng với đường từ bữa ăn kế tiếp vẫn ở trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ thể.
7. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?
Đúng.
Tiểu đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
8. Người bệnh khó liền vết thương?
Đúng.
Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnh nhân tiểu đường gặp khó khăn. Vì thế, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bệnh nấm dễ dàng “ghé thăm” người bị tiểu đường. Và một khi đã “ghé thăm”, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được “chiêu đãi” no nê bởi đường trong máu.
9. Tiểu đường túyp 2 là bệnh di truyền?
Đúng.
Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnh yếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít hoạt động thể lực… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Đái tháo đường tuyp 1 là gì?

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) type 1 còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hay bệnh đái tháo đường tự miễn, có nghĩa là cơ thể tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình. Nói cụ thể hơn, tuyến tụy sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
Tế bào sản xuất insulin
Bệnh đái tháo đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho cơ quan này không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.
Gen gây bệnh đái tháo đường type 1 có nhiễm sắc thể (AND) số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết ra insulin.
Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường tuyp 1: Đái tháo đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi.
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền?
Bệnh tiểu đường type 1 có thể truyền từ mẹ sang con. Đó là kết luận của một nghiên cứu trên chuột của Mỹ, đăng trên tạp chí Y khoa Tự nhiên tháng 4/2005.
Khi tiến hành nghiên cứu trên những con chuột biến đổi gene, nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ huy của Giáo sư Ali Naji, Đại học Y Pennsylvania (Philadelphia), phát hiện ra rằng, chuột mẹ bị bệnh có thể truyền cho con các kháng thể tiêu diệt (kháng thể chống insulin), vẫn được coi là biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Giáo sư Naji giải thích, ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân đái tháo đường không hề có triệu chứng gì, cũng không có biến chứng liên quan tới bệnh. Khi đó, nồng độ kháng thể chống insulin trong máu chính là dấu hiệu chỉ điểm quan trọng nhất. Sự truyền kháng thể này từ mẹ sang con cũng đồng nghĩa với truyền bệnh. Khi nhận được kháng thể này từ mẹ, chuột con sẽ bắt đầu tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin của chính mình.
Ngày nay cả hai phái nam và nữ mắc bệnh đái tháo đường type 1 đều có thể sinh sản bình thường. Tuy nhiên nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường nhóm này thì con cái mang bệnh cùng loại có tỷ lệ 1% (thường phát bệnh từ 5-12 tuổi).
Nếu cả hai cha mẹ đều mắc bệnh đái tháo đường type 1 thì con cái họ có khả năng mắc bệnh này với tỷ lệ khoảng 10%.
Nếu một trong hai người bị bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin) thì con cái bị bệnh tiểu đường với tỷ lệ 20%, thông thường phải 40-60 tuổi mới phát hiện bệnh.

Bệnh tiểu đường còn được gọi là Đái Tháo Đường là bệnh liên quan đến đến sự gia tăng của chất Glucose trong máu.

Chẩn đoán Đái tháo đường khi lượng đường ( Glucose) trong máu tăng cao.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống .

Khi bị Đái tháo đường , nồng độ đường trong máu tăng cao. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao hạ thấp lượng đường trong máu là chìa khóa để quản lý bệnh Đái tháo đường. Giữ lượng đường trong máu ổn định sẽ giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng. Đường huyết cao có thể gây tổn hại cho cơ quan và tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Có ba type Đái tháo đường chính :
Bệnh Đái tháo đường type 1: Type Đái tháo đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
Đái tháo đường type 2: Đây là đạng Đái tháo đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề nghiêm trong cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
Tiền Đái tháo đường:
Hàng triệu người có khả năng bị tiền-Đái tháo đường. Tiền-Đái tháo đường khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường.
Có 2 dạng :
Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 125 mg/dl
Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.
Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự.
Các dạng đái tháo đường khác: những dạng đái tháo đường còn lại không xếp vào các dạng trên, được xếpv ào nhóm này
Các biến chứng của Đái tháo đường:
Nếu không được điều trị tốt, Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
Biến chứng cấp tính: Do đường huyết tăng cao, có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc ,insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.
Biến chứng mãn tính :
Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và mạch máu ngoại biên đưa đến đoạn chi.
Biến chứng mắt : Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lào, giãm thị lực.
Biến chứng thận: là biến chứng mãn tính thường gặp của Đái tháo đường, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận. Điều trị cần chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ngoại biên do Đái tháo đường gây mất cảm giác ở chân, tay hay dị cảm, tê, gây đau nhức…là nguy cơ của nhiễm trùng chân đưa đến đoạn chi.
Sống chung với bệnh Đái tháo đường :
Quản lý Đái tháo đường type 2 có nghĩa là thay đổi cách sống để giúp bạn sống khỏe mạnh cùng với bệnh Đái tháo đường. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để được giúp đở .
Chế độ ăn uống khỏe mạnh.
Giúp ổn định đường huyết, giảm cân. Là một phần không thể thiếu trong việc điều trị Đái tháo đường. Tránh kiêng khem quá mức dể dẩn tới suy dinh dưỡng. Hạn chế thức ăn nhiều tinh bột., dầu mỡ không tốt…Nên ăn nhiều rau tươi
Tập luyện thể lực .
Giúp giảm cân, hạ đường huyết, giảm đề kháng insulin, hạ huyết áp, tăng sức cơ…Mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 30 phút, 5 ngày trong một tuần.
Uống thuốc hay tiêm Insulin theo toa của bác sĩ.
Khi tập thể dục, chế độ ăn không hạ được đường huyết, bạn cần uống thuốc hay tiêm insulin theo chỉ định của Bác sỹ.
Bỏ hút thuốc lá.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Hơn 100 bệnh nhân tiểu đường vừa được nhóm bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM điều trị thử bằng thảo dược Methi, còn gọi là hạt càri Ấn Độ. Kết quả cho thấy, phần lớn người bệnh khống chế được lượng đường trong máu.

 

Hạt Methi, hay còn gọi là cà ri Ấn Độ được cho là có khả năng trị bệnh tiểu đường và rối loạn lipid máu.
Tiến sĩ - bác sĩ Vũ Quang Huy, Phó bộ môn Xét nghiệm, Trường ĐH Y Dược TP HCM, đại diện nhóm nghiên cứu, cho biết nhóm nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của hạt Methi xuất phát từ việc có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng thảo dược này. Tuy nhiên một số người dùng thấy hiệu quả, số khác lại không.
Đề tài nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2 và vừa hoàn tất đầu tháng 5 với sự tham gia của 200 bệnh nhân. Một nửa trong số đó là bệnh nhân tiểu đường, số còn lại bị rối loạn mỡ trong máu.
Đo chỉ số đường huyết và lượng mỡ trong máu trước, trong và sau khi cho tất cả bệnh nhân được dùng Methi, kết quả cho thấy, ở nhóm tiểu đường, 30% có chỉ số đường trong máu giảm. 29 người có lượng đường trong máu trở về bình thường hoặc kiểm soát tốt.
Ở nhóm bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, kết quả cho thấy 16 người giảm hẳn chỉ số cholesterol so với trước khi nghiên cứu. 31 người có chỉ số mỡ trong máu trở về mức bình thường.
Tuy nhiên theo ông Huy, vẫn có số ít bệnh nhân không giảm bệnh với 6 người tiểu đường và 11 người trong nhóm rối loạn lipid máu. Thậm chí chỉ số đường và mỡ trong máu của họ còn tăng hơn sau khi dùng Methi.
Các nhà khoa học cho rằng, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận chính thức về công dụng điều trị của loại thảo dược này.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, giảng viên trường ĐH Y Dược TP HCM, đại diện hội đồng nghiệm thu đề tài nghiên cứu cho rằng, dù trước mắt chi phí điều trị bằng Methi thấp hơn tân dược lại chưa thấy biến chứng, song đây chỉ là công trình nghiên cứu bước đầu.
Để tránh tình trạng "chữa trị một thời gian mới phát hiện phương pháp này không an toàn", theo ông Thắng, các nhà khoa học cần kết hợp với những bệnh viện để nghiên cứu sâu, thời gian kéo dài và trên nhiều bệnh nhân hơn.
Hạt Methi có tên khoa học là Trigonella foenum-graecum hay còn gọi là bột cà ri (tiếng Ấn), hạt Hồ lô ba (từ gốc Trung dược) hay Fenugreek theo tiếng Anh - Pháp. Bệnh nhân pha hạt Methi với nước như pha trà rồi uống.
Tại Việt Nam, trước đề tài của các bác sĩ trường ĐH Y Dược TP HCM, chưa có nghiên cứu chính thức nào về khả năng điều trị bệnh của loại hạt này.

Trái cây là loại thức ăn ngon và bổ, nhiều vitamin và khoáng chất, hương vị lại thơm ngon, dễ ăn và có thể ăn được nhiều. Mọi người từ trẻ đến già ăn trái cây đều rất tốt cho sức khỏe.

Riêng đối với người bị bệnh tiểu đường, ăn trái cây cũng rất cần thiết để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng như các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Điều cần lưu ý ở đây là người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”.

Trong trái cây ngọt có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Do đó người bị bệnh tiểu đường nặng không nên ăn quá nhiều trái cây ngọt như xoài, mít, na..
Để phòng lượng đường giảm thấp trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn hoặc sau khi vận động, người bệnh có thể ăn một ít trái cây để bảo đảm sức khỏe. Anh của bạn vẫn có thể ăn trái cây theo ý thích nhưng chú ý chọn các loại trái cây ít ngọt như cam, lê, đào, mận, ổi, táo, dưa hấu...

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đái tháo đường cùng bênh huyết áp nhất thiết phải chú ý đến hai yếu tố là giảm đường lẫn muối. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu. 

 

Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
1. Chú ý đến chất béo
Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
2. Chú ý về carbohydrate
Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
3. Giảm tiêu thụ cholesterol
Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
4. Nguồn protein
Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.
Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm, tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối
Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.
Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc, bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Những bệnh nhân đái tháo đường khi có thai, cần điều trị tình trạng tăng đường huyết, theo dõi đường huyết để điều chỉnh được nồng độ đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và insulin để tránh tử vong và các biến chứng cho thai nhi.

Chế độ ăn uống của người bệnh này cũng cần chú ý đặc biệt, bởi lẽ nhu cầu calo của phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm calo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai.


Dùng các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp (chậm glucose) như: khoai, cơm, mỳ luộc, rau xanh như mướp đắng, bí xanh, hoa quả thì nên ăn táo, bưởi, thanh long, nước râu ngô và vẫn cần ăn đủ calo, đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1.500 - 1.800Kcal/ngày). Song ăn vẫn phải chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Tuy nhiên, phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử  dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein.
Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, ngoài chế độ ăn uống ra thì vẫn phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết, phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, trước và sau khi ăn 2 giờ không được uống thuốc hạ đường huyết.
Việc bổ sung thêm sắt, vitamin D, canxi là điều cần thiết. Nếu phụ nữ mang thai đang điều trị ngoại trú bằng insulin nhưng đường huyết không ổn định thì cần phải đưa vào điều trị nội trú trước và sau khi đẻ.
Design by Hao Tran -
Hao Tran