Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra thông tin, hàng ngày ăn một quả trứng về thực chất có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu chỉ ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng như những người đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà 1 tuần ăn hơn 2 quả trứng thì có thể làm bệnh trở nên nặng hơn.
Những nhà khoa học từ trường Y Harvard Mỹ có được kết luật này sau khi làm nghiên cứu với khoảng 57.000 người đàn ông và phụ nữ trong thời gian khoảng 20 năm.
Kết quả cho thấy ăn một quả trứng hàng ngày tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 khoảng 60%. Riêng với phụ nữ tỷ lệ này có thể lên tới 77%.
Nghiên cứu cho rằng, trứng là một loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin, protein và những chất dinh dưỡng khác. Tuy vậy, trứng cũng gồm hàm lượng cholesterol cao mà có nguy cơ tăng sự phát triển  bệnh tiểu đường loại 2.
Tuy nhiên, theo thông tin từ tờ Chăm sóc sức khỏe người tiểu đường cho hay, nếu một tuần chỉ ăn một quả trứng thì cũng không gây nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường là loại bệnh khi hàm lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể không thể hấp thụ hết. Có 2 loại tiểu đường chính: Tiểu đường loại 1 phát triển khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ insulin nào. Loại tiểu đường này thường xuất hiện trước tuổi 40. Tiểu đường loại 2 phát triển khi cơ thể vẫn sản sinh insulin, nhưng không đủ hoặc khi insulin sản sinh làm việc không hết khả năng.
Nhưng nói chung, tất cả những trường hợp bị tiểu đường thường có kết nối với bệnh béo phì và bệnh béo phì thường phát triển ở lứa tuổi trên 40 .

Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị gãy xương và phải nằm một chỗ, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bệnh tiến triển âm thầm
Bản thân bệnh ĐTĐ không phải là thủ phạm nhưng nó góp phần thúc đẩy bệnh xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn.
Nếu bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân thì người bệnh sẽ tê rần ở bàn tay hoặc bàn chân.
Cảm giác tê càng tăng khi bệnh nhân buông thõng tay chân, gập vùng cổ tay, cổ chân trong nhiều giờ liền. Đây chính là biểu hiện bị chèn ép thần kinh ở khu vực cổ tay, cổ chân.
Còn khi các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên khiến bàn tay và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo xảy ra trên người bị ĐTĐ có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo. Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.
Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% – 30%. Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những biến chứng xương khớp
Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.
Bàn chân ngày càng biến dạng, để lại di chứng khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ bị va vấp. Đặc điểm của bệnh khớp do ĐTĐ là bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc đau rất ít nên các tổn thương này dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi vết loét lớn, khó chữa lành, thậm chí có nguy cơ bị cắt bỏ một ngón hay cả một bàn chân.
Biến chứng mạch máu ở chi dưới cũng có thể gây ra tình trạng hoại tử nên bệnh nhân có nguy cơ tàn phế vì phải đoạn chi. Bàn tay của người bị ĐTĐ lâu năm cũng thường bị co rút, do lòng bàn tay trở nên dày, thô cứng và khum khiến bệnh nhân không thể duỗi thẳng lòng bàn tay và các ngón tay. Tình trạng teo cơ cũng rất thường xảy ra, đặc biệt ở các khối cơ lớn vùng lưng, mông, đùi.
Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị để đưa đường huyết về mức bình thường song song với việc điều trị cần kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên và cũng cần khám tổng quát định kỳ để tầm soát các bệnh lý về xương khớp, mắt, gan, thận…để điều trị kịp thời.


Ngoài các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc. Dưới đây chỉ đề cập đến biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân ĐTĐ.
Bên cạnh đó, bệnh mạch máu ngoại vi cũng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bệnh do các mạch máu đưa máu đến nuôi dưỡng chân bị tổn thương làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da chân trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm khuẩn. Biểu hiện này thường kín đáo, khó nhận biết như: thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi… Tổn thương mạch máu ngoại vi, nếu phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi, sẽ làm vết thương lâu lành. Mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi rất cao.
Người mắc bệnh ĐTĐ trên 10 năm hoặc tuổi trên 60; kiểm soát đường huyết kém; có biến dạng bàn chân, chai chân, phồng rộp da chân…; đã từng bị loét bàn chân; có các biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại vi và/hoặc tổn thương mạch máu ngoại vi; giảm thị lực; có biến chứng thận; đi giày dép không phù hợp với bàn chân… Loét bàn chân dễ xảy ra nếu có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên hoặc có một nguy cơ nhưng ở mức độ nặng.

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
2. Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
3. Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạch việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.

4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt

Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
5. Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê  lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6. Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
7. Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
8. Không uống rượu bia
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
9. Gia tăng hoạt động thể lực
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Tiểu đường (đái tháo đường) ở trẻ em còn gọi là tiểu đường týp 1, xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ insulin. Insulin là loại hormone (hoóc-môn) cho phép cơ thể sử dụng đường làm năng lượng.

Bệnh đái tháo đường ở trẻ em ngày càng co xu hướng gia tăng. Tuy vậy, khác với người lớn, rất khó điều trị bệnh ở trẻ em vì trẻ em đang cần nhiều dinh dưỡng để phát triển.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 ngày càng tăng là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. Thống kê ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, tỉ lệ trẻ đái tháo đường type 2/type 1 ở lứa tuổi học sinh trung học là 4/1. Còn ở nước ta, không ít lần báo giới đã lên tiếng về những trường hợp trẻ nhỏ (cấp tiểu học) mắc đái tháo đường type 2. Trường hợp nhỏ nhất là một bé 6 tuổi hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết.
Nguyên nhân do lối sống
Đái tháo đường type 1 ở trẻ là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế. Đái tháo đường type 2 vốn thường gặp ở người lớn do liên quan đến yếu tố ăn uống, béo phì, cao huyết áp, lười vận động không tiêu hao năng lượng…, phải điều trị bằng thuốc và kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân.
Vì vậy, theo bác sĩ Lê Thị Hải, đa phần trẻ mắc đái tháo đường type 2 ở nước ta thường gắn liền với chứng thừa cân, béo phì, do lối sống thiếu cân bằng và chứng ăn uống thiếu điều độ gây nên. Một phần nguyên nhân nữa là do nhận thức của những người làm ông bà, cha mẹ. Bác sĩ Hải cho biết, không ít trường hợp bệnh nhi đến khám ở tình trạng thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cực cao. Nhưng khi bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống thì các bậc phụ huynh lại “giãy nảy” lên mà rằng con họ chỉ hơi mũm mĩm thôi và cháu lười ăn lắm (?!)…
Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường type 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường type 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường?
- Đi tiểu thường xuyên.
- Hay khát nước, uống nhiều nước.
- Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi cảm xúc.
Ăn cân bằng, vận động hợp lý
Theo bác sĩ Hải, cách hạn chế tốt nhất căn bệnh này là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Với trẻ bị đái tháo đường type 1, nhìn chung vẫn có chế độ ăn như bình thường, chỉ cần hạn chế (không phải là cấm tuyệt đối) cho trẻ ăn đồ ngọt, hạn chế tinh bột và hạn chế dùng mỡ động vật. Còn với trẻ bị đái tháo đường type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn. Bố mẹ nên cho trẻ bị đái tháo đường ăn thành nhiều bữa trong ngày vì ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp.
Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu.
- Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít…
- Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối, nhãn, vải…; các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói…; các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát…
- Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ…; các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống…; quả chín ít ngọt như dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận…
Không cần kiêng đường
Tuy nhiên, trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường. Đó là Isomalt với nguyên liệu được nhập khẩu từ Đức. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đây là chất ngọt tự nhiên và an toàn. Nó có chỉ số đường huyết thấp (GI=28) và sinh ít năng lượng (1g Isomalt cho 2Kcal).
Loại đường này có thể dùng cho cả trẻ béo phì, phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có một số loại đường ăn kiêng khác như: đường Acesulframe-K có các tên thương mại là Sunette, Sweet one, Sweet”n safe, đường Sucralose (tên thương mại là Splenda)… Các loại đường này ngoài việc sử dụng trực tiếp còn được các nhà sản xuất dùng để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những người “hảo ngọt” nhưng phải kiêng đường (đường mía). Ví dụ các loại bánh, kẹo không đường của Bibica (sử dụng Isomalt).
Ngoài ra, do trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nên trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì.
Cần ghi nhớ những điểm quan trọng sau đây:
- Tiểu đường không truyền từ người này sang người khác. Đây là bệnh không lây nhiễm, mà có nguy cơ liên quan đến các yếu tố di truyền.
- Nguyên nhân tiểu đường týp 1 không phải là do ăn quá nhiều đường hoắc bất kì thức ăn nào khác.Tuy nhiên, khi đã mắc bệnh cần hạn chế đường.
- Bệnh tiểu đường týp 1 không mất đi khi con bạn lớn lên cũng như không thể chuyển hóa sang tiểu đường týp 2 và điều trị tiểu đường là điều trị suốt đời
Bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ nguy hiểm thế nào?
Khi bệnh tiểu đường diễn tiến nhanh hoặc khi bệnh nhân được phát hiện muộn, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức. Nồng độ glucose và xê-ton trong máu tăng lên rất cao, tình trạng mất nước nặng xuất hiện, trẻ sẽ hôn mê.
Hiện tượng trên gọi là nhiễm xê-ton a-xít
Giai đoạn phát bệnh có thể cực kỳ nhanh chóng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng thường khó nhận biết ở trẻ lớn tuổi hơn.
Chúng ta có nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường cho tất cả những đứa con của chung ta không?
Cần, vì việc chẩn đoán bệnh tiểu đường rất đơn giản. Nếu thấy các triệu chứng của bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nước tiểu (tìm glucose và xê-ton) và xét nghiệm máu (đánh giá lượng đường huyết). Bình thường thì nước tiểu không chứa glucose, glucose chỉ có thể tràn vào nước tiểu khi lượng đường trong máu cao. Nếu còn nghi ngờ, có thể làm thêm một xét nghiệm máu nữa gọi là xét nghiệm dung nạp glucose.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.
Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.
1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không?
Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:
Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.
Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.
Ở Finland: 43/100.000 trẻ.
Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.
30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.
Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.
2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường?
Cũng như những người trưởng thành, lý do mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ không được biết đến một cách cặn kẽ. Nó có thể liên quan đến gen và môi trường sống.
Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?
Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:
+ Khát nưới.
+ Mệt mỏi.
+ Giảm cân.
+ Thường xuyên đi tiểu.
Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:
+ Đau bụng.
+ Đau đầu
+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.
Thỉnh thoảng bệnh tiểu đường nhiễm axit xuất hiện trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán, mặc dù điều này ít xảy ra ở Mỹ do có hiểu biết tốt về các triệu chứng của bệnh.
Các bác sĩ cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khả năng mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ trẻ nào mà không hề liên quan đến tiền sử bệnh tật của gia đình hoặc đau bụng trong một vài tuần.
Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.
4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ?
Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.
Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.
Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.
Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.
5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?
Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.
Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.
Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:
- Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.
- Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.
- Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.
- Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.
- Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.
- Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.
- Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.
- Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.
6. Chế độ ăn kiêng như thế nào
Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.
Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.
7. Hoạt động thể lực như thế nào?
Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.
Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.
8. Điều trị trong bao lâu?
Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.
Điều này thường bắt đầu sau khi dậy thì nhưng thường có liên quan đến cuộc sống sau này.
Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Theo thống kê mới nhất của Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa - ĐH Y Hà Nội, tại Việt Nam, số lượng người mắc bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ 5,7%. Số người mắc bệnh tăng nhanh tại các thành phố lớn. 

Thống kê này cũng cho thấy, bệnh tiểu đường thường phát triển âm thầm nên khi phát hiện, bệnh nhân đã có những biến chứng nguy hiểm (44% bị các biến chứng về thần kinh, 71% các biến chứng về tim, não, thận và 8% các biến chứng về mắt).
Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh tiểu đường nếu phát hiện quá muộn là tổn thương thần kinh ngoại vi (có dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng), tổn thương thận (suy thận, liệt chức năng lọc và bài tiết), biến chứng mắt (các bệnh võng mạc), tổn thương mạch máu và tim (cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong), nhiễm trùng hoặc phải tháo khớp (tay, chân)...  
Những biến chứng trên có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh còn hạn chế. Sau 7 - 10 năm khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém. Nếu phát hiện và được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ dễ điều trị, hạn chế khả năng chuyển sang giai đoạn tiểu đường.
BS Ngô Thế Phi, Trưởng khoa Nội tiết BV Thủ Đức, cho biết: "Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý...". Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, bạn có thể nắm vững những nguyên tắc dưới đây: giảm trọng lượng thừa, chỉ cần giảm ở mức vừa phải - 7% là bạn có thể tránh nguy cơ bị tiểu đường; cắt giảm chất béo và calo trong khẩu phần ăn hằng ngày.  
Điều này cũng rất có lợi khi bạn muốn giảm cân; duy trì một chế độ ăn ít cacbon hydrate và giàu protein để có thể bền sức với mọi hoạt động.
Thảo dược methi Ấn Độ (họ đậu) có tác dụng hỗ trợ trong phòng và điều trị tiểu đường
Ngoài ra, người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nên ăn thật nhiều chất xơ, 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo bạn nạp vào cơ thể; ăn ngũ cốc nguyên hạt, cố gắng trong khẩu phần ngũ cốc của mình có ít nhất 1/2 là ngũ cốc nguyên cám; tăng cường rèn luyện thân thể như đi bộ ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.  
Hiện nay, một số người đồn thổi về việc uống rượu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Tuy nhiên thực tế chưa có dữ liệu chính thức nào nói về tác dụng này.
Bệnh tiểu đường hiện chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn. Các loại thuốc Đông, Tây y, thảo dược giúp hỗ trợ điều trị nhằm ổn định lượng đường huyết của máu.

PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện... dễ mắc bệnh ĐTĐ.

 Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.
 Để dự phòng bệnh ĐTĐ, những người làm việc trong các văn phòng cần phải dành thời gian tập thể dục, đi bộ 30 phút mỗi ngày. Người dân đều có thể phát hiện ra bệnh dựa vào những triệu chứng như sau (triệu chứng của ĐTĐ tuýp 2): răng lung lay từng đợt; mắt nhìn mờ từng đợt; bị nhiễm trùng (vết thương) tái phát; viêm nhiễm đường sinh dục. Những triệu chứng này đều phải được quan tâm và đi khám ngay để được phát hiện sớm và điều trị bệnh tiểu đường để tránh những biến chứng về sau này.

Các chuyên gia nhận định người mắc bệnh tiểu đường thể 2, dạng phổ biến nhất và chiếm đến 90% số ca tiểu đường, có rủi ro bị nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, hoại chi... tăng cao nếu không được chữa trị phù hợp.

 
Sau đây là một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường ít người biết tới.
Thân hình “trái táo”: Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo 80 cm và đàn ông có vòng bụng 90 cm có nguy cơ bị tiểu đường thể 2 tăng cao. Điều đó có nghĩa là những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo” có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.
Ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể, làm tăng hàm lượng hormone gây stress là cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
Buồng trứng đa nang: Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, nhưng ít người nhận biết được nguy cơ đó do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
Ngáy ngủ: Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi đường huyết và huyết áp của 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 là thừa cân. Theo các chuyên gia, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng lên, thúc đẩy glucose tăng cao.
Bỏ bữa ăn sáng: Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.
Giờ giấc công việc bất thường: Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Lý do là những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Nếu bạn bị đái tháo đường mà coi nhẹ việc kiểm soát đường huyết thì sẽ dễ bị bệnh suy tim. Đó là một kết luận mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học Lancet.

Đây là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển trong một nỗ lực nhằm tìm ra các nguy cơ cụ thể của bệnh tim mạch trên bệnh nhân bị đái tháo đường type 1. Công trình điều tra trên 20.985 bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường type 1. Toàn bộ những người này được phỏng vấn và theo dõi các chỉ số nguy cơ của tim mạch như tuổi, LDL, HDL, HbA1c, đường huyết, huyết áp...

Kết quả cho thấy, trong toàn bộ số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường type 1 có 3% số trường hợp bị bệnh suy tim. Điều đáng nói là trong số những bệnh nhân này đều có đường huyết tăng cao rõ và chỉ số HbA1c tăng cách biệt. Chỉ số HbA1c là một chỉ số phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh. Điều này cho thấy hầu như những bệnh nhân bị suy tim đều kiểm soát đường huyết rất kém. Theo như những gì tính toán, nếu chỉ số HbA1c tăng lên 1% thì nguy cơ gây ra suy tim là 30%, độc lập so với các yếu tố nguy cơ khác như LDL.
Điều này cho thấy, nếu bạn không muốn quả tim mình chóng suy tàn thì chỉ còn một cách là kiểm soát đường huyết cho tốt. Đây là chìa khoá với người đái tháo đường type 1.

Với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tùy theo thể trạng, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp thuốc thích hợp. Tuy nhiên, những lo lắng của bệnh nhân và gia đình thường là có quá nhiều thuốc khác nhau, thuốc có tác dụng phụ không, nhất là thuốc được uống lâu dài.

Phân loại thuốc điều trị ĐTĐ
Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh ĐTĐ với tên gọi và cách thức làm giảm đường máu khác nhau.
- Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: biguanide (metformin); thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone); ức chế men DPP-IV (sitagliptine); đồng phân của GLP-1 (exenatide).
- Thuốc gây tăng tiết insulin: sulphonylurea (glibenclamide; glipizide; gliclazide; glimepiride); glinide (netiglinide; repaglinide).
- Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột: thuốc ức chế men tiêu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose); thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).
- Insulin: insulin tác dụng nhanh; insulin tác dụng ngắn; insulin tác dụng trung bình; insulin tác dụng chậm; insulin trộn sẵn.
Tác dụng phụ của thuốc ĐTĐ
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ (kể cả thuốc Đông y), nhưng đa số các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ĐTĐ thường không trầm trọng.
Trước tiên cần phân định rõ tác dụng tốt và mong muốn của thuốc nhưng bị “thái quá”. Tất cả thuốc điều trị ĐTĐ đều làm giảm đường máu. Một số thuốc khi được dùng không thích hợp, ví dụ như: dùng liều quá cao hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết – nghĩa là đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời điều chỉnh đường máu tăng trở lại (ăn uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh ăn kiêng thái quá...

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc đã được biết đến rõ và đa số các tác dụng phụ này sẽ biến mất khi ngừng thuốc và không để lại di chứng về sau.
Một trong những tác dụng phụ cần nói đến là dị ứng thuốc. Biểu hiện bằng ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng thuốc. Cần nhớ rằng phản ứng dị ứng luôn luôn quay trở lại nếu như ta lại tiếp tục uống thứ thuốc đó. Do vậy, không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.
Một số thuốc lại gây rối loạn tiêu hóa: đầy bụng hoặc tiêu chảy (metformin – glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo, chắc chắn phải ngưng uống metformin.
Đôi khi triệu chứng đầy bụng và tiêu chảy lại chính là tác dụng của thuốc. Đó là trường hợp bệnh nhân uống acarbose (glucobay), vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng bụng. Tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu dài, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc là ngưng sử dụng thuốc).
Hiếm gặp hơn là các tác dụng phụ trên gan, thận khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.
Một số thuốc gây giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ thường gặp nhất. Phần lớn tác dụng phụ này sẽ tránh được nếu sử dụng thuốc một cách thích hợp. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp với từng bệnh nhân sao cho điều chỉnh tốt nhất đường máu với ít tác dụng phụ nhất.
Thuốc trị ĐTĐ gây suy thận?
Đây là quan niệm sai lầm, bởi bệnh thận do ĐTĐ rất phổ biến, nhất là ở những bệnh nhân điều trị không tốt. Vì thế, nhiều người cho rằng bệnh thận ĐTĐ là do quá trình uống thuốc điều trị lâu dài gây ra.
Trên thực tế, việc điều trị tốt bệnh ĐTĐ bằng thuốc giúp giảm thiểu khả năng bị bệnh thận do ĐTĐ (việc làm giảm 1% HbA1c sẽ giúp làm giảm biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh, bệnh thận do ĐTĐ khoảng 30%). Lý do là vì khi bị suy thận, nhiều loại thuốc không được tiếp tục sử dụng nữa vì thuốc không thải loại ra khỏi cơ thể được như trước dẫn đến hiện tượng tích lũy thuốc và do đó bệnh nhân dễ có nguy cơ bị hạ đường huyết hơn (việc ngưng thuốc khiến mọi người cho là thuốc có tác dụng xấu đến thận).
Trong trường hợp như vậy, tiêm insulin là biện pháp an toàn hơn và ít có tác dụng phụ hơn.
Insulin tiêm ngày nay là insulin giống hệt cấu trúc insulin do tụy người tiết ra. Vấn đề chủ yếu là vượt qua trở ngại về mặt quan niệm rằng tiêm insulin làm bệnh của mình đã nặng lên, rằng tiêm insulin gây nhiều phức tạp cho cuộc sống.
Ngày nay, với những bút tiêm insulin hiện đại, tiêm insulin rất thuận lợi và gần như không đau, vì vậy cũng giúp cho bệnh nhân dễ chấp thuận dùng insulin hơn trước rất nhiều.

Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, những bệnh nhân đái tháo đường loại 2 đã có sự cải thiện bệnh nhanh hơn sau khi trải qua phẫu thuật, so với những người chỉ giảm cân nhờ chế độ ăn mà không phẫu thuật. 

Họ phát hiện những bệnh nhân sau phẫu thuật có nồng độ chất branched-chain amino acids (BCAAs) trong máu giảm thấp, kèm theo đó sự chuyển hóa đường trong cơ thể đạt mức ổn định tốt hơn. Trong khi bệnh nhân không phẫu thuật không có được những tác động này.
Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày đã trở nên phổ biến nhưng chưa được xem xét trong hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thêm về những ảnh hưởng của nó, cũng như các tác động có liên quan đến BCAAs trên bệnh nhân đái tháo đường

Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người nhiều thứ nhưng cũng lạnh lùng lấy đi không ít những giá trị trong cuộc sống. Lối sống tiện nghi không bù đắp được những tổn thương do bệnh tật mang lại. Sự nguy hiểm nằm ở khía cạnh: những tiến bộ về y tế có thể điều trị khỏi một số bệnh nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm.

Thế nhưng bệnh tật vẫn chuyển biến một cách âm thầm, không có một dấu hiệu bất thường nào thì sao? Và đái tháo đường – một căn bệnh thời đại đã nghiễm nhiên trở thành một kẻ thù đáng gờm của con người với sức tàn phá tuy âm thầm nhưng ghê gớm của nó.
Đái tháo đường không cô đơn trong trận chiến giành sự sống của con người. Nó có nhiều đồng minh như stress, thói quen ít vận động, môi trường ô nhiễm, thực phẩm không an toàn… Tuy vậy, nó chỉ có thể quật ngã những cơ thể “lười biếng”, lười biếng vận động, lười biếng thăm khám bệnh, lười biếng tìm hiểu những phương pháp khả thi để tránh cho cơ thể những đau đớn không cần thiết trong cuộc chiến không khoan nhượng với bệnh tật. Và hạt Methi, đến từ quê hương Phật giáo Ấn Độ, có thể mang đến cho bạn một sự chọn lựa?
Trước hết, chúng ta cùng xem lại một số những thống kê của các tổ chức chuyên ngành để thấy rằng: những con số tuy lạnh lùng vô cảm nhưng thật sự là chúng biết nói nếu con người quan tâm, yêu thương bản thân mình. Ở Mỹ và Châu Âu, 33% các ca chạy thận, 55% các ca cắt cụt chi là do biến chứng của tiểu đường. Tại Việt Nam, cứ 4 người mắc bệnh tiểu đường thì có 3 người không hề biết cơ thể đang đối mặt với kẻ thù của thời đại cho đến khi họ phải chấp nhận cắt bớt một phần cơ thể, mù lòa, họ gắn chặt cuộc đời mình trên giường bệnh vì phải chạy thận nhân tạo… Nguyên nhân của tất cả bi kịch này là do những biến chứng âm thầm nhưng dữ dội của bệnh đái tháo đường mang lại.

Thế nhưng, không phải ngẫu nhiên mà con người luôn được đánh giá là “chúa tể” của thế giới bởi trí thông minh, sự sáng tạo. Các nhà chuyên môn khuyến cáo chúng ta nên yêu thương cơ thể mình bằng một lối sống lành mạnh, khám sức khỏe định kì, ăn uống thông minh, thường xuyên vận động. Và nếu bạn đã đứng trước nguy cơ đái tháo đường, hay đang đối mặt với nó, họ đã tìm ra cho bạn những giải pháp khả thi để bạn chọn lựa. Bên cạnh việc ăn uống và tập luyện khoa học điều độ, khoa học, bạn dĩ nhiên phải dùng thuốc. Bạn có thể lựa chọn giữ việc dùng tân dược, thảo dược hay kết hợp cả hai, miễn sao cơ thể bạn “chấp nhận”. Hạt Methi, như đã nói ở trên, đang cùng với con người đồng hành chiến đấu với đái tháo đường.
Methi được xem là loại cây đầu tiên của nhân loại với những đặc tính nổi trội trong ứng dụng khi nó được trồng tại thung lũng sông Nile từ hơn 1000 năm trước Công Nguyên. Loại cây này được biết đến với công dụng trị nóng sốt, xông hương, ướp xác, thậm trí còn như một thứ vũ khí chống ngoại xâm của người Do Thái khi dầu của nó tạo ra sự trơn trượt nơi mặt thành Jerusalem. Phụ nữ Ả Rập thường rang hạt mêthi ăn để đẹp da, thân hình cân đối. Những công trình nghiên cứu gần đây trên thú vật và thử nghiệm lâm sàng nơi người đã chứng minh cho khả năng hạ đường huyết trong máu của bệnh nhân tiểu đường của hạt Methi. Ngoài ra, nó còn làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt, giảm cân… Với những đặc tính như trên, hạt Methi đã, đang và sẽ mang đến cho bệnh nhân tiểu đường niềm hi vọng trong việc khống chế sự tấn công của căn bệnh này. Trong cuộc chiến ấy, đôi khi bạn phải đứng trước những lựa chọn thật khó khăn. Không thể phủ nhận lợi ích của tân dược là nhanh và hiệu quả trong điều trị nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến xương, bao tử, thận… Lúc ấy, bạn nên nghĩ đến một giải pháp khác.
Và hạt Methi nên được đánh giá là một lựa chọn thông minh với những tác dụng như: phục hồi và kích thích tăng tiết ra insulin, tăng độ nhạy cảm với mô của insulin, hạ đường huyết nhưng không hạ quá thấp, giữ chỉ số ở giá trị trung bình tốt, ngăn ngừa biến chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, tăng cường miễn dịch, hạn chế các tổn thương, viêm nhiễm, rối loạn do tiểu đường gây ra, chống lão hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào…
Như vậy, sống chung với tiểu đường không có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tấn công của nó với sự bất lực. Thay đổi cuộc sống và thông minh lựa chọn những giải pháp điều trị thích hợp sẽ là điều bạn nên nghĩ tới trong cuộc chiến với tiểu đường, nhằm ngăn chặn ngay từ đầu căn bệnh không thể chữa khỏi này.

Phương pháo tế bào gốc (sterm cells)

Một nghiên cứu trên chuột đã mang lại nhiếu hứa hẹn cho những bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại công ty kỹ thuật tế bào gốc Novacell Inc tại San Diego và được báo cáo trên tạp chí Nature Biotechnology. 

 

Các nhà khoa học này báo cáo rằng họ có thể kiểm soát quá trình chuyển đổi từ tế bào gốc của phôi thai người thành tế bào sản xuất insulin cho cơ thể. Họ phát hiện ra rằng khi các tế bào gốc này được đưa vào cơ thể của những con chuột bị đái tháo đường, kết quả cho thấy là sự giảm nhẹ của tình trạng bệnh trên đối tượng gặm nhấm này.
Tiến sĩ Emmanuel Baetge tại công ty kỹ thuật tế báo gốc Novacell Inc cho biết, dựa trên kỹ thuật mới này, nhóm nghiên cứu của ông có thể cung cấp cho các bác sỹ một lượng lớn các tế bào chức năng xuất tiết insulin sạch, không bị nhiễm bệnh để ứng dụng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường.
Tế bào gốc có khả năng chuyển đổi thành khoảng 200 loại tế bào chức năng khác nhau trong cơ thể con người, chính vì vậy mà trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một phương thức để chuyển đổi nó thành tế bào xuất tiết insulin của cơ thể.
Trong khi các kết quả thử nghiệm là chưa thể dự đoán trước, các tế bào này sẽ có khả năng sớm được đưa vào thực nghiệm trên cơ thể bệnh nhân.  Đây được coi là một nghiên cứu mang lại một hứa hẹn tốt đẹp cho những bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, căn bệnh này không chỉ là mối quan tâm của người dân ở các nước phát triển mà ngay ở những nước còn nghèo như nước ta thì tỷ lệ mắc bệnh cũng đang ngày một gia tăng. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ĐTĐ chính là bệnh béo phì.

Vì sao người ta mắc bệnh béo phì, những nguy cơ dễ mắc phải?
Béo phì là khái niệm chỉ trạng thái cơ thể tích quá nhiều mỡ. Bệnh béo phì có thể chia làm 2 dạng lớn là béo phì đơn thuần và bệnh béo phì có tính kế tiếp. Trong đó dạng béo phì đơn thuần chiếm đa số, các yếu tố liên quan được biết đến là di truyền, dinh dưỡng không hợp lý, thói quen lười vận động. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh người ta có thể chia bệnh béo phì có tính kế tiếp thành các loại là: bệnh béo phì do vùng dưới đồi não, béo phì do thùy thể (tuyến yên), béo phì do giảm chức năng giáp trạng, tuyến thượng thận. Trong dạng béo phì này thì ở người trưởng thành bệnh do chứng tổng hợp và giảm chức năng tuyến giáp trạng, còn ở trẻ có thể do ảnh hưởng của vùng dưới đồi não (do u, bướu). Chính vì vậy đối với một người mắc chứng béo phì, điều quan trọng trước tiên là phải xem xét những nguyên nhân gây ra béo phì có tính kế tiếp, sau đó mới xét những yếu tố gây ra béo phì đơn thuần, có như vậy mới tìm ra được tác nhân chính xác để điều trị hiệu quả.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là nó gây ra nhiều chứng bệnh, làm giảm tuổi thọ và mất nhiều chi phí điều trị. Theo thống kê, người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh tim và tắc nghẽn mạch máu não cao gấp 2 lần người có cân nặng bình thường, những căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... đều rất phổ biến, như vậy tuổi thọ của những đối tượng này giảm khoảng 4-8 năm so với người bình thường, chưa kể đến những trường hợp đột tử. Người béo phì còn giảm khả năng lao động và nhất là sức bền trong vận động, chức năng hô hấp, sinh sản cũng bị hạn chế, các bệnh gan mật hay mắc phải nhất là sỏi mật, gan nhiễm mỡ... và điều đặc biệt phổ biến là dễ mắc các bệnh nội tiết, trong đó đtđ là biến chứng hay gặp.
Béo phì gây ra ĐTĐ như thế nào
Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin. Sở dĩ insulin có đủ khả năng phát huy tác dụng đó là đầu tiên nó kết hợp với insulin thụ thể ở trên màng tế bào, sau đó dẫn dắt một loạt những chất truyền tín hiệu khác trong tế bào, đem thông tin “ó đường” được truyền vào các tầng lớp sâu trong tế bào. Sự trao đổi chất diễn ra trong bản thân tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. Cơ chế vận chuyển, chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do:
Số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm; những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương; số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm; chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm... Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy ĐTĐ xuất hiện.
Hạn chế biến chứng ĐTĐ ở người béo phì thế nào
Trước hết để phòng bệnh mọi người nên giữ trọng lượng hợp lý. Phòng đtđ phải bắt đầu từ tránh bị thừa cân béo phì. Muốn vậy nên có chế độ dinh dưỡng: giàu chất xơ, giàu vitamin (rau xanh, trái cây tươi), hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật, không ăn quà vặt, ít dùng đồ ăn nhanh, ăn bữa tối ít năng lượng. Về vận động, cần tập luyện hằng ngày tùy khả năng sức khỏe, nhưng vận động phải tiêu hao được năng lượng (cơ thể toát mồ hôi). Mặt khác phải bảo vệ được sức khỏe tinh thần vì stress cũng là một tác nhân gây béo phì. Những người thừa cân cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để không chỉ có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp mà còn phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như đtđ, tim mạch, tăng huyết áp và được điều trị kịp thời. Tất cả những biện pháp giảm béo như hút mỡ, dùng thuốc đều phải có sự chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc có uy tín.

Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy người cao tuổi bị tiền tiểu đường, tiểu đường týp 2 thường bị giảm kích thước não và khả năng trí tuệ một cách nhanh chóng chỉ trong vòng 2 năm, theo Science Daily.

Một nhóm nghiên cứu Úc do phó giáo sư Katherine Samara thuộc Viện Nghiên cứu Y học Garvan chủ trì, nhận thấy bộ não lão hóa dễ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tồi tệ hơn thậm chí trước khi có thể chẩn đoán ra bệnh tiểu đường týp 2.
Dù thể tích não giảm là chuyện bình thường của quá trình lão hóa nhưng các chuyên gia nhận thấy người cao tuổi có lượng đường trong máu không ổn định và mắc bệnh tiểu đường týp 2 mất thể tích não cao gấp khoảng 2,5 lần trong 2 năm so với người cùng tuổi. Việc giảm kích thước thùy não trước có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nhận thức cũng như chất lượng cuộc sống.
Trong cuộc nghiên cứu, các chuyên gia đã so sánh ảnh chụp cộng hưởng từ của 312 đối tượng tham gia từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc 2 năm nghiên cứu. Những người này đều ở độ tuổi từ 70 - 90 và không bị chứng mất trí nhớ. Lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu, 41% trong số đó bị tiền tiểu đường và 13% bị tiểu đường týp 2.
Khi kết thúc cuộc nghiên cứu, những người tham gia được phân thành 4 nhóm: Người có lượng glucose ổn định, bình thường (nhóm 1, với 102 người), người bị tiền tiểu đường ổn định (nhóm 2, 120 người), người có lượng glucose trở nên xấu đi (nhóm 3, 57 người) và người bị tiểu đường loại 2 từ đầu (nhóm 4, 33 người).
Các ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy rằng nhóm 1 mất trung bình 18,4 cm3 tổng dung tích não trong 2 năm. Trong khi đó, nhóm 2 mất gấp 1,4 lần nhóm 1 (26,6 cm3). Cả nhóm 3 và nhóm 4 mất dung tích não gấp 2,3 lần nhóm 1 (lần lượt 41,7 cm3 và 42,3 cm3).
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng tình trạng đường huyết của một người sau 2 năm có thể là công cụ đáng kể giúp tiên đoán mức độ suy giảm thể tích não.
“Chúng ta cần biết cách ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tiểu đường đối với bộ não”, phó giáo sư Samara nói.

Do mật độ xương giảm nên người mắc bệnh đái tháo đường dễ bị gãy xương và phải nằm một chỗ, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Bệnh tiến triển âm thầm
Bản thân bệnh ĐTĐ không phải là thủ phạm nhưng nó góp phần thúc đẩy bệnh xuất hiện sớm hơn, nặng hơn hoặc tiến triển nhanh hơn.
Nếu bị hội chứng ống cổ tay, hội chứng ống cổ chân thì người bệnh sẽ tê rần ở bàn tay hoặc bàn chân.
Cảm giác tê càng tăng khi bệnh nhân buông thõng tay chân, gập vùng cổ tay, cổ chân trong nhiều giờ liền. Đây chính là biểu hiện bị chèn ép thần kinh ở khu vực cổ tay, cổ chân.
Còn khi các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên khiến bàn tay và các ngón bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim là do các chấn thương rất nhỏ, kín đáo xảy ra trên người bị ĐTĐ có sẵn biến chứng mạch máu nhỏ.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Tổn thương gây xơ hóa và co rút cũng có thể xảy ra ở bàn chân và thể hang bộ phận sinh dục nam.
Dạng tổn thương khác là ngón tay lò xo. Bệnh nhân không thể dễ dàng mở bung ngón tay ra một khi đã cố gắng gập vào. Khi cổ tay sưng đỏ, bệnh nhân rất đau khi làm những việc thông thường như vắt quần áo, vặn tay ga xe máy hay cầm vật nặng.
Đây là bệnh viêm gân do ngón cái. Mật độ xương của bệnh nhân ĐTĐ thường thấp hơn người bình thường từ 20% - 30%. Việc nằm liệt giường do gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, nếu chăm sóc không tốt dẫn đến loét nhiễm trùng một nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những biến chứng xương khớp
Nhóm bệnh xương khớp do ĐTĐ để lại hậu quả rất nặng nề, nhất là người bệnh trên 10 năm và có mức đường huyết không được khống chế. Bệnh thường làm co rút gân cơ chân, di lệch khớp xương bàn chân, mất cảm giác và tổn thương xương khớp.
Bàn chân ngày càng biến dạng, để lại di chứng khiến người bệnh đi lại khó khăn, dễ bị va vấp. Đặc điểm của bệnh khớp do ĐTĐ là bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc đau rất ít nên các tổn thương này dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi vết loét lớn, khó chữa lành, thậm chí có nguy cơ bị cắt bỏ một ngón hay cả một bàn chân.
Biến chứng mạch máu ở chi dưới cũng có thể gây ra tình trạng hoại tử nên bệnh nhân có nguy cơ tàn phế vì phải đoạn chi. Bàn tay của người bị ĐTĐ lâu năm cũng thường bị co rút, do lòng bàn tay trở nên dày, thô cứng và khum khiến bệnh nhân không thể duỗi thẳng lòng bàn tay và các ngón tay. Tình trạng teo cơ cũng rất thường xảy ra, đặc biệt ở các khối cơ lớn vùng lưng, mông, đùi.
Vì vậy, bệnh nhân ĐTĐ cần điều trị để đưa đường huyết về mức bình thường song song với việc điều trị cần kết hợp chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên và cũng cần khám tổng quát định kỳ để tầm soát các bệnh lý về xương khớp, mắt, gan, thận…để điều trị kịp thời.

Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây rối loạn cương dương?

Tình trạng cương của dương vật được duy trì bởi việc đổ đầy máu vào các khoảng trống trong thể hang từ các động mạch.

Những kích thích về thần kinh và giới tính tại chỗ sẽ làm gia tăng tình trạng tiết một chất hóa học là nitric oxide từ dây thần kinh của thể hang và các tế bào nội mạch.
Chất này ức chế hệ thần kinh giao cảm và kích thích hệ phó giao cảm để làm gia tăng lượng máu đến thể hang, đồng thời làm cản trở dòng máu trở về bằng đường tĩnh mạch.
Khi đó sẽ làm tăng thể tích của dương vật tạo nên tình trạng cương và cứng để giao hợp.
Bệnh tiểu đường týp 2 sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương cứng của dương vật bệnh nhân do nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là tình trạng tổn thương của dây thần kinh lưng dương vật, tình trạng rối loạn của hệ thần kinh thực vật, tổn thương của các mạch máu lớn và các mạch máu nhỏ trong cơ thể bệnh nhân.
Đặc biệt là các mạch máu của thể hang. Tình trạng tiểu đường còn làm giảm đáp ứng của các mạch máu trong thể hang và sự co giãn của các bè cơ trơn của dương vật với nitric oxide.
Ngoài ra, các rối loạn về tâm thần kinh thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường như: tình trạng kích động, lo lắng quá mức, trầm cảm… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng cương của dương vật.
Có nhiều người bệnh tiểu đường bị rối loạn cương dương không?
Theo những thống kê ở nước ngoài thì tình trạng rối loạn cương dương chiếm vào khoảng từ 20 - 71% những người đàn ông bị bệnh tiểu đường.
Nguy hại hơn nữa khi các nhà chuyên môn thấy rằng: những người bị tiểu đường hay bị rối loạn cương dương gấp 3 lần và tình trạng rối loạn này lại nặng hơn so với những người không bị bệnh tiểu đường.
Tình trạng rối loạn cương dương ở những bệnh nhân bị tiểu đường xảy ra ở tuổi trẻ hơn và ngay trong giai đoạn sớm của bệnh.
Có tới 56% bệnh nhân đái tháo đường bị rối loạn cương dương ngay trong 5 năm đầu tiên của bệnh và có rất nhiều trường hợp rối loạn cương dương là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường.
Bệnh nhân khi đi khám bệnh tại một phòng khám nam khoa được đi xét nghiệm về đường máu và đường niệu mới biết mình bị tiểu đường.
Một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường là tuổi tác. Càng lớn tuổi tình trạng bệnh càng nặng nề.
Ở những bệnh nhân tiểu đường trẻ hơn có thể bị rối loạn cương dương khi sử dụng một số loại thuốc trị bệnh như: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc nội tiết…
Ngoài ra, còn có những yếu tố nguy cơ khác thường thấy là: thời gian bị bệnh tiểu đường càng bị lâu càng dễ bị rối loạn cương dương, việc kiểm soát đường huyết không tốt do bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng quy cách, bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu, trầm cảm hay bị các bệnh khác đi kèm.
Chẩn đoán bệnh có dễ không?
Hoàn toàn không dễ một chút nào, vì khi bệnh nhân đến khám tại các phòng khám và bệnh viện, do môi trường tiếp xúc quá đông đúc nên bệnh nhân cũng rất ngại nói ra điều mà họ coi như là “sức mạnh và niềm tự hào của người đàn ông”.
Trong khi đó, những nhân viên Y tế cũng chưa thật sự quan tâm đến điều này, thậm chí có người còn cho đó là điều nhảm nhí không đáng quan tâm.
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh rối loạn cương dương thì người thầy thuốc và bệnh nhân phải có một cuộc trao đổi thẳng thắn, trong đó có vai trò rất quan trọng của người vợ. Họ phải được tham gia cuộc nói chuyện như là một yếu tố quan trọng giúp cho việc chẩn đoán.

Bệnh nhân phải được khám kỹ càng, ngoài các xét nghiệm về đường máu và đường niệu, bệnh nhân phải được khai thác tiền sử bệnh một cách rõ ràng. Vì tình trạng rối loạn này xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường một cách từ từ theo thời gian.
Trong khi tình trạng rối loạn cương dương có nguyên nhân tâm thần kinh lại xảy ra đột ngột, có khi chỉ xảy ra đối với một số đối tượng nhất định.
Bác sĩ ơi bệnh em có chữa được không?
Trong một thời gian khá dài, tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu đường được coi là không có khả năng chữa trị.
Tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng gia tăng như hiện nay, các yêu cầu của bệnh nhân trước việc cải thiện chất lượng của cuộc sống đã đặt nền y học trước những thách thức mới và cuộc tìm kiếm những phương thức điều trị đã bắt đầu và tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân ngày càng được cải thiện, chỉ cần chúng ta quan tâm và điều trị kịp thời.
Để đạt kết quả tốt cho điều trị, bệnh nhân cần phải được điều trị bổ sung nhằm loại bỏ các yếu tố khác gây nên tình trạng này như: bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, điều trị chứng trầm cảm, kiểm soát tốt đường máu, dùng các nội tiết tố có testosterone thay thế ở những bệnh nhân có suy giảm hàm lượng testosterone trong máu.
Viagra là thuốc cải thiện tốt tình trạng cương cứng ở 56% bệnh nhân tiểu đường, nó có hiệu quả ngay cả khi dùng liều nhỏ.
Liều dùng khởi đầu thường là 50mg, sau đó có thể tăng lên đến 100mg hay giảm xuống còn 25mg tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, với những người cao tuổi, bệnh tiểu đường có biến chứng nặng, suy thận, suy gan thì liều khởi đầu chỉ nên là 25mg.
Thuốc được dùng một liều duy nhất, vào khoảng 1 giờ trước khi hành sự và không được dùng liều thứ hai trong cùng một ngày.
Thuốc Apomorphine ngậm dưới lưỡi: nó có tác dụng khá nhanh và kéo dài trong khoảng 20 phút đối với 50% bệnh nhân bị rối loạn cương dương trong bệnh tiểu đường.
Liều khởi đầu khoảng 3mg, nhưng với những bệnh nhân có suy giảm chức năng gan và thận thì nên dùng liều thấp hơn, khoảng 2mg là đủ.
Các phương pháp điều trị khác kém phần hiệu quả hơn: dùng thuốc Yohimbine là một loại thuốc đã được sử dụng từ lâu, nhưng hiệu quả thường không ổn định.
Tiêm các thuốc gây giãn mạch như papaverine, thuốc có prostaglandin E1 vào thể hang. Dùng dụng cụ hút bằng chân không, tâm lý liệu pháp với những bệnh nhân có nguyên nhân tâm lý đi kèm, dùng dương vật thay thế và cuối cùng là tái tưới máu cho dương vật nhờ phẫu thuật trên mạch máu của thể hang, nhất là trên các tĩnh mạch, phẫu thuật này khá khó khăn và hiệu quả thất thường.
Design by Hao Tran -
Hao Tran