Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013


Theo các chuyên gia và bác sĩ tại Thẩm mỹ viện Đông Á, nguyên nhân dẫn đến nám da là do rối loạn nội tiết tố Melamin. Sự phân bố Melamin không đều trên da là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nám da. Có rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh Melamin. Những nguyên nhân ấy có thể là do di truyền, do rối loạn nội tiết tố, thay đổi nội tiết tố do mang thai, viêm nhiễm phụ khoa…Hoặc cũng có thể là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính cách chăm sóc da, sinh hoạt không đúng cách của bạn như việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hay các yếu tố ô nhiễm môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến việc xuất hiện nám da.

Nguyên tắc điều trị dứt điểm tình trạng nám trên da là phải phá hủy  toàn bộ chân nám dưới da và kết cấu hắc sắc tố gây nám da ẩn sâu trong các tế bào da đồng thời đưa chúng ra ngoài vĩnh viễn để tránh tình trạng nám da quay trở lại. Những phương pháp trị nám thông thường như bôi kem trị nám, đắp mặt nạ trị nám chỉ có tác dụng bào mòn da ở lớp bên ngoài, khiến nám mờ đi 1 thời gian, nhưng khi ngưng thuốc thì nám da ngay lập tức quay trở lại. Vì vậy công nghệ trị nám Yellow Laser là giải pháp tối ưu giúp bạn loại bỏ nám da tận gốc.

- Peel Laser có năng lượng tập trung cao có thể phá hủy các tế bào sắc tố trong khoảng thời gian ngắn (0,1 giây). Với bước sóng 1064nm và 532nm, laser này có khả năng xuyên qua các lớp biểu bì để tác động vào các hắc sắc tố melanin, làm vỡ, phân hủy và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể theo con đường bạch huyết.

- Laser Yag chỉ phá vỡ các tế bào sắc tố trong da chứ không ảnh hưởng tới các vùng da xung quanh. Chính vì vậy mà Yellow Laser đem lại kết quả tới 90% mà không để lại sẹo hay vết thâm đồng thời sẽ không có ranh giới giữa vùng da.

 Ưu điểm của công nghệ Yellow Laser trong điều trị nám:

- Hiệu quả triệt để: Sóng Yellow Laser rất mạnh, tác động sâu vào cấu trúc melamin gây nám da, phá vỡ khối liên kết gây nám dưới mọi hình thức, kích thước, mức độ.

- Tuyệt đối an toàn: Yellow Laser là công nghệ trị nám đã được FDA- tổ chức quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ kiểm định về chất lượng và độ an toàn, giúp điều trị nám hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cấu trúc da.

- Thời gian trị liệu ngắn.

Chăm sóc sau điều trị
Các bác sĩ tại Thẩm mỹ viện Đông Á sẽ tư vấn và hướng dẫn cách thức chăm sóc da sau điều trị cho phù hợp.
-Tránh tiếp xúc da mặt với nước sau 2-4 ngày sau điều trị chiếu tia.
-Bôi kem tái tạo da theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
-Để vùng da bị nám tự bong vảy và không bóc da non.
-Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Kết quả điều trị
-Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nám sâu trên da.
-Làn da trở nên căng mịn và tươi trẻ như thuở đôi mươi.
-Giúp thu nhỏ lỗ chân lông và đẩy lùi quá trình lão hóa.
-Tuyệt đối an toàn, không sẹo và không tác dụng phụ.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Bật mí cách chăm sóc bệnh tiểu đường trong mọi trường hợp - Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy tìm hiểu cách chăm sóc bản thân vào những thời điểm đặc biệt như: khi ốm, đang ở nơi làm việc, trường học, khi đi du lịch, chuẩn bị có em bé hoặc đang mang thai, hoặc trường hợp cần thiếu như thiên tai.

Với mỗi trường hợp đặc biệt, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết để bạn  có thể chăm sóc bản thân một cách đúng đắn nhất
  1. Khi bạn đang bị bệnh
Thời tiết giao mùa, bạn có thể mắc chứng cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng. Các chứng bệnh này rất bình thường đối với người khỏe mạnh. Nhưng đối với người bị tiểu đường, rất có thể làm lượng đường trong máu tăng cao. Nếu tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới hôn mê.

Đâu là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường type 2? - Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tiểu đường type 2 và triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Trong thực tế, khoảng một phần 3 số người bị tiểu đường bị mắc type 2 mà họ không hề biết. Căn bệnh mãn tính này do thói quen sử  dụng thức ăn chứa carbonhydrate cao, dẫn tới lượng đường trong máu cao. Theo thời gian, lượng đường dư  thừa làm tăng nguy cơ bệnh tim, giảm thị lực, thần kinh và làm tổn thương các cơ quan khác. Các dấu hiệu cảnh bảo tiểu đường type 2 bao gồm:

Khát

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Những lời khuyên hữu ích giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả - Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và ngày có chiều hướng gia tăng. Để phòng ngừa và giảm thiểu các biến chứng tiểu đường, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau:

1. Những lời khuyên hữu ích
-         Thực hiện đúng khẩu phần ăn hàng ngày.
-         Không bỏ bữa đặc biệt nếu đã điều trị bằng insulin bởi vì lượng đường trong máu có thể xuống quá thấp
-         Đi khám bác sĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể chất
-         Kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục. Không tập thể dục khi lượng đường trong máu cao và hàm lượng xeton trong máu và nước tiểu cao.
-         Không tập thể dục ngay trước khi đi ngủ vì nó có thể làm cho lượng đuòng huyết xuống thấp vào ban đêm

Nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên
2. Ghi chép các thông số hàng ngày
-  Hàm lượng đường trong máu
- Thời gian tiêm insulin
- Số lượng và loại insulin đã tiêm
- Hàm lượng xeton có trong máu hoặc nước tiểu
loi khuyen kiem soat benh tieu duong
Nên có cuốn sổ ghi chép lại các thông tin
3. Mẹo
- Gặp bác sĩ nếu lượng đường huyết liên tục xuống thấp đặc biệt là cùng một thời điểm trong ngày hoặc nhiều lần vào ban đêm.
- Cho bác sĩ điều trị biết nếu lượng đường trong máu đã vượt qua ngưỡng thấp
- Hỏi bác sĩ về việc sử dụng glucagan. Glucagan là một loại thuốc làm tăng đường huyết.
- Sử dụng tiêm insulin nếu tình trạng bệnh nặng thêm.. Hãy hỏi bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng insulin dựa trên các kết quả kiểm tra đường huyết

loi khuyen kiem soat benh tieu duong
Gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường
4. Khi di chuyển
- Sử dụng túi cách nhiệt đặc biệt dành cho insulin, tránh làm cho insulin quá lạnh hoặc quá nóng.
- Mang dự trữ lọ insulin đề phòng trường hợp bị vỡ hoặc kéo dài thời gian.
- Nhờ bác sĩ tư vấn về những dụng cụ và thuốc cần mang theo khi đi xa
D.P


Cẩn trọng với bệnh tiểu đường trong thời gian thai kỳ - Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ mắc bệnh tiểu đường nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bệnh tiểu đường: Phát hiện triệu chứng bệnh tiểu đường - Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Việc phát hiện sớm những triệu chứng và dấu hiệu  sẽ tốt cho điều trị và phòng bệnh tiểu đường

Mệt mỏi
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Khi cơ thể luôn cảm giác mệt mỏi, da mặt xanh xao không đủ sức để làm bất cứ việc gì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đườngtuyp 1. Khi lượng glucose thiếu hụt sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt
Giảm cân nhanh chóng 
Trong vòng một tháng bạn đã sút đi 10 kg mà không hề ăn kiêng hay sử dụng biện pháp giảm cân nào chính là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường tuyp 1
Hiện tượng giảm cân nhanh chóng trong thời gian ngắn là do không còn khả năng hấp thụ glucose dẫn đến đi tiểu và mất nước nhiều lần
Ngứa và vết thương khó lành 
Một số biểu hiện ngứa một cách kỳ lạ ở khắp cơ thể hoặc ở một số bộ phận như chân, tay, vùng kín...
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Những vết thương, vết xước do ngã xe hay bị dao cứa nhưng rất lâu lành do hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Giảm thị lực
Bạn không hề bị cận nhưng khi làm việc , bạn không thể nhìn tập trung, mọi vật thỉnh thoảng nhìn thấy rất nhòe và mờ ảo
Bệnh tiểu đường và triệu chứng cần biết
Do rối loạn lượng glucose trong máu ảnh hưởng đến các mạch máu đặc biệt là ở mắt dẫn đến hiện tượng giảm thị lực
Cảm giác nhanh đói và khát nước
Do lượng glucose bị mất đi quá nhanh khiến cơ thể không kịp chuyển hóa thực hiện việc trao đổi chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khiến bạn khá mệt mỏi và nhanh đói
Trong ngày, bạn thường xuyên đi tiểu nhiều lần một cách kỳ lạ mặc dù không hề uống nước . Do nồng độ glucose trong máu tăng cao khiến chức năng thận phải làm việc liên tục  và hiện tượng khát nước, đi tiểu nhiều lần diễn ra thường xuyên
Tâm lý thay đổi bất thường
Bạn tự nhiên cáu gắt vô cớ, tâm trạng lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh  một cách lạ thường rất có thể là bạn đang bị rối loạn về đường huyết

Đái tháo đường: Type nào nguy hiểm nhất?Dựa vào các yếu tố bệnh sinh, theo quan niệm mới, các nhà khoa học phân loại bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thành các týp ĐTĐ như sau:

Ðái tháo đường týp 1
Đặc trưng bởi tế bào β tụy bị phá hủy, có 2 nhóm:
- Qua trung gian miễn dịch hay còn gọi là ĐTĐ týp 1a: Dấu ấn của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch bao gồm: các tự kháng thể kháng tế bào tiểu đảo, kháng insulin (IAAs), kháng glutamic acid decarboxylase (GAD), kháng tyrosine phosphatases IA-2 và IA-2ß.
Bệnh thường gặp ở người châu Âu, xuất hiện ở trẻ em và thiếu niên, nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và thiếu niên, có thể khởi phát bệnh với tình trạng tăng đường huyết nhiễm ceton acid. Bệnh nhân có thể trạng gầy, nhưng đôi khi có thể có béo phì. Những bệnh nhân này có thể cũng có các rối loạn miễn dịch khác như bệnh Basedow, viêm giáp Hashimoto và bệnh Addison.
- Không qua trung gian miễn dịch, còn gọi là ĐTĐ không rõ nguyên nhân, hay ĐTĐ týp 1b. Thường gặp hơn ở người gốc Phi và người gốc châu Á.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Chú ý với những thay đổi giúp bạn phòng chống bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả - Cuộc sống hối hả nên mọi người thường ít quan tâm đến sức khỏe của mình, theo thống kê  8 thay đổi nhỏ trong cuộc sống, chỉ cần làm được 8 điểm này, bệnh tiểu đường sẽ rời xa chúng ta.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ gạo nâu cực kỳ hiệu quả - Nghiên cứu ở Mỹ mới đây cho thấy những người thường xuyên dùng gạo và bột ngũ cốc nguyên chất đặc biệt là gạo nâu, bánh mì đen ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn những người có thói quen dùng bánh mì trắng, gạo trắng, mì sợi tinh chế…


Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hơn 197.000 người Mỹ trong vòng 22 năm về chế độ ăn uống các sản phẩm từ gạo và ngũ cốc ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Kết quả cho thấy có 10.507 đối tượng thuộc nhóm sử dụng nhiều sản phẩm gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2. TS. Qi Sun, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Harvard cùng các cộng sự cho biết: ngoài các yếu tố như môi trường sống, bệnh sử thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán ở các bệnh nhân tiểu đường, những người ăn gạo trắng và các sản phẩm ngũ cốc đã qua nhiều công đoạn tinh chế ít nhất 5 lần/tuần thì nguy cơ mắc tiểu đường tăng 17%. TS. Qi Sun cho biết thêm: gạo nâu và bột ngũ cốc nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường do chúng có khả năng ổn định lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho insulin (một chất có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường) hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiệm trọng tới thính lực - Nhóm chuyên gia Bệnh viện Henry Ford (HFH) ở Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu và phát hiện thấy bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lớn đến thính lực ở phụ nữ, nhất là khi tuổi cao và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa không được điều trị dứt điểm. Kết luận trên đượn dựa vào nghiên cứu dài kỳ, kết hợp theo dõi bệnh án của 990 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện này từ năm 2000 – 2008, những người này được phân theo độ tuổi, giới tính, cùng với mức độ mắc bệnh đái tháo đường và mức HbA1C trong máu theo quy định của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ.

Khám phá thảo dược làm giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường - Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn độ, Trung quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Tai biến mạch máu não: Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường - Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh đặc biệt là người cao tuổi.

Hạ đường huyết nên xử trí thế nào?Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9-6,4 mmol/lít). Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, thậm chí là rất nguy hiểm. Vậy khi bị hạ đường huyết, chúng ta cần làm gì?

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường - Bệnh tiểu đường là một bệnh khá nguy hiểm, được xem như là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Rối loạn chuyển hóa đường gây nhiều biến chứng hệ thống mà chủ yếu là các thương tổn hệ tim mạch, mắt, thận tiết niệu, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, da và niêm mạc.

Có tới gần 1/3 số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện bệnh ngoài da, niêm mạc. Hầu hết do bệnh diễn tiến nhiều năm và do việc điều trị bệnh tiểu đường không tốt dẫn đến các biến chứng này. Bệnh học cho thấy, các mạch máu nhỏ và có thể cả các rối loạn thần kinh tham gia vào bệnh lý này. Các vị trí hay bị tổn thương là cẳng chân, cẳng tay, đùi, các đầu xương.
Có tới một nửa số bệnh nhân tiểu đường bị các thương tổn này, nam mắc nhiều hơn nữ. Thương tổn bắt đầu là sẩn có hình tròn, bầu dục, màu đỏ đậm, kích thước khoảng 0,5 – 1cm. Tổn thương tiến triển chậm, có vảy da và để lại sẹo teo màu nâu. Bệnh lý da loại này thường kèm các thương tổn võng mạc mắt, bệnh lý thận và thần kinh ngoại biên.
cac-bien-chung-ngoai-da-cua-benh-dai-thao-duong

- Các bệnh lý do tổn thương mạch máu lớn:

Biểu hiện là các vữa xơ động mạch gây nên ở các đầu chi, với biểu hiện bàn tay, bàn chân có những cơn xanh tím và lạnh. Hậu quả có thể gây thương tổn nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, huyết khối mạch não, xơ thận, hoại thư chân, tay.
- Bệnh lý thần kinh do tiểu đường: Những bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường thường bị các thương tổn thần kinh vận động và cảm giác ở các đầu chi. Chính các thương tổn thần kinh này dẫn đến nhiều tổn hại cho tay, chân người bệnh mà điển hình nhất là loét lỗ đáo bàn chân không đau, có thể dẫn đến viêm xương. Loét nặng hơn do bàn chân bị rủ, mất cảm giác làm người bệnh không biết nên loét càng nặng hơn. Chân còn bị khô da do mất tiết mồ hôi, các biểu hiện khác là phù, đỏ da và teo da. Các ngón chân cũng bị tổn hại, hoại tử, hoại thư và viêm xương. Kẽ chân thì ẩm ướt làm cho dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm.
- Các nhiễm trùng da do tụ cầu, liên cầu nhóm A, với các biểu hiện nhọt, nhọt cụm, lẹo mắt. Biến chứng nghiêm trọng có thể gặp là viêm tai giữa do Pseudomonas có thể dẫn đến hủy hoại thần kinh sọ não, viêm màng não gây tử vong. Một số vi khuẩn khác như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas gây hoại thư sinh hơi trên da.
-Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, kẽ móng, sinh dục và các nếp gấp lớn của da là bệnh lý rất thường gặp trên người bệnh tiểu đường, đặc biệt trên những người không kiểm soát được đường huyết.
- Một số bệnh nhân tiểu đường còn bị bệnh gai đen (acanthosis nigricans), đó là vùng da bị đen dày ở nách, có nhú gai. Điều trị khó, bệnh có thể nhẹ khi kiểm soát được đường huyết.
- Các biểu hiện khác của da trong bệnh tiểu đường, đó là teo mỡ dưới da, hay gặp ở mặt trước xương chày. U hạt hình nhẫn lan tỏa, xuất hiện các bọng nước, chứng ngứa da, gây cứng khớp và da bị vàng sáp, xơ cứng da, bạch biến, liken phẳng, u vàng, các u mềm treo trên da, viêm nang lông…
- Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị bạch biến cao hơn ở người bị tiểu đường nhưng tiến triển không khác so với người bình thường mắc bệnh này. U hạt hình nhẫn lan tỏa là bệnh da mạn tính, không triệu chứng và thường gặp ở vùng lưng bàn tay, chân, khuỷu.
- Bọng nước do tiểu đường, các tổn thương trông giống như là vết phồng rộp do bị bỏng nhưng có thể xuất hiện tự nhiên, kích thước thường lớn, không bị đau và không có biểu hiện viêm tấy đỏ. Chúng thường xuất hiện ở mặt lưng của ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Thông thường các phỏng nước này sẽ lành sau khoảng 2- 3 tuần mà không để lại sẹo. Những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh do tiểu đường hay bị mắc loại tổn thương này.
- U vàng
(xanthomas): trên da nổi những đám da vàng sẫm, mềm. Chúng thường xuất hiện ở phần lưng tay, mu chân, cẳng chân và hông. Nam giới trẻ mắc tiểu đường týp 1 thường hay mắc tổn thương u vàng. Khi xét nghiệm mỡ máu và cholesterol máu thường rất cao, nếu đường máu ổn định tốt, các u mỡ vàng này có thể sẽ biến mất.
- Chứng xơ cứng ngón tay (sclerodactyly): thường gặp ở 1/3 số bệnh nhân mắc tiểu đường týp 1. Biểu hiện da tay dày khô, các ngón tay teo cứng. Mu bàn tay trông như sáp, da ngón chân dày. Ngón tay bị cứng và mất đi một số cử động. Trong một số trường hợp hiếm gặp, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu tay cũng có thể bị cứng lại.
- Trên bệnh nhân tiểu đường lâu năm sẽ gây biến chứng xơ vữa mạch máu làm cho tưới máu nuôi dưỡng cho da bị giảm sút dẫn đến một số thay đổi trên da như: da bị mỏng đi, sáng màu, rụng lông và sờ vào thấy lạnh. Cảm giác lạnh ngón chân. Khi đi lại kể cả với khoảng cách ngắn cũng thấy đau chân. Sự thiếu máu khiến cho các vết thương lâu lành những tổn thương rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nặng nếu không điều trị sớm.

Điều trị đái tháo đường bằng vị thuốc Đông y - Theo y học cổ truyền, đái tháo đường thuộc phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh nguyên cơ bản của chứng tiêu khát là âm hư táo nhiệt, âm hư là bản, táo nhiệt là gốc nên nguyên tắc điều trị chủ yếu là “dưỡng âm sinh tân, thanh nhiệt nhuận táo”. Nhiều bài thuốc, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đường huyết. Sau đây là một số bài thuốc chữa trị theo từng thể bệnh.

Thể tân thương táo nhiệt:
Triệu chứng chính là phiền khát, hay uống; miệng khô, lưỡi táo; tiểu nhiều; ăn nhiều mau đói, người gầy mòn kèm theo đại tiện táo kết, tứ chi vô lực, bì phu khô ráp. Chất lưỡi đỏ, khô, rêu lưỡi mỏng, vàng hoặc ít rêu; mạch hoạt sác hoặc huyền tế hoặc tế sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt sinh tân.
Bài thuốc: Thạch cao 30g, chích thảo 5g, tri mẫu 10g, ngạnh mễ 20g, sắc uống. Hoặc bài: Ngọc dịch thang: Cát căn 10g, hoàng kỳ 12g, kê nội kim 10g, sơn dược 12g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: ích khí, sinh tân, trị tiêu khát.
Nếu phiền khát nhiều, gia thiên hoa phấn; táo nhiệt nội đàm, nhiệt độc sinh miệng lưỡi lở loét, gia hoàng liên; đại tiện táo kết, gia đại hoàng.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đái tháo đường: Lứa tuổi, giới tính nào dễ mắc phải nhất - Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề đâu là nguy cơ của bệnh ĐTĐ? Ai là người dễ bị mắc bệnh? Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bài viết này, nhằm giải đáp những băn khoăn của các bạn. Thông qua bài viết, bạn đọc có thể tự nhận xét bản thân mình có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hay không?


Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Tuổi trung bình của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (chiếm 90% số trường hợp mắc ĐTĐ) vào khoảng 60 – 65 tuổi. Tỷ lệ bệnh bắt đầu gia tăng nhanh ở nhóm người > 45 tuổi; trên 65 tuổi: tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 16% dân số chung. Gần một nửa số người mắc ĐTĐ thuộc nhóm người trên 65 tuổi. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: ở người trên 70 tuổi tỷ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 3 đến 4 lần so với tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở người lớn.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển cuộc sống hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, thậm chí trẻ vị thành niên mắc ĐTĐ týp 2. Quan sát sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2 trong gia đình có tiền căn di truyền rõ ràng, người ta thấy rằng ở thế hệ thứ nhất thường mắc bệnh vào độ tuổi 60-70, đến thế hệ thứ 2 tuổi xuất hiện bệnh giảm xuống ở lứa tuổi 40-50 tuổi và ngày nay những người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 dưới 20 tuổi không còn là hiếm.
Nam hay nữ mắc bệnh ĐTĐ nhiều hơn?
Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây âu, tỷ lệ nam/nữ thường là 1/4. Ngay trong một quần thể nghiên cứu tỷ lệ nữ/nam mắc ĐTĐ còn tùy thuộc vào tuổi, điều kiện sống. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở cả 2 giới tương đương nhau. Ở Việt Nam, nữ giới mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới và chiếm tới 2/3 số người ĐTĐ. Ảnh hưởng của giới tính lên khả năng mắc bệnh ĐTĐ diễn biến không theo quy luật, nó tùy thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì.
Người dân ở vùng nào dễ mắc bệnh ĐTĐ?
Các nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ đều cho thấy rằng lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc ĐTĐ tăng gấp 2 – 3 lần ở người sống trong nội thành so với người sống ở ngoại thành (theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisie, Úc, Puerto – Rico). Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ chiếm khoảng 4,4% người trên 16 tuổi sống trong nội thành Hà Nội, nhưng ở ngoại thành tỷ lệ mắc ĐTĐ chỉ vào khoảng 1% (theo số liệu điều tra dịch tễ năm 2000). Với cùng một chủng tộc, dân tộc, về mặt nguyên tắc yếu tố di truyền liên quan đến khả năng mắc bệnh ĐTĐ là như nhau, song những nghiên cứu tỷ lệ ĐTĐ ở những người di cư từ Nhật đến Hawai, từ châu Phi đến châu Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những người di cư này thường cao hơn 2 đến 3 lần, thậm chí hơn nữa so với cộng đồng người không di cư. Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐ thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra.
Yếu tố nào dễ gây bệnh ĐTĐ?
Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc ĐTĐ týp 2 là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì trong cộng đồng dân cư và tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 luôn song hành bên nhau. Theo nghiên cứu Nurses Health Study trên 100.000 y tá trong vòng 14 năm liên tục thấy ngưỡng tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ với chỉ số BMI 22kg/m2, và nếu BMI tăng thêm 1kg/m2 sẽ làm nguy cơ mắc ĐTĐ tăng thêm 25%, nếu BMI > 28kg/m2 nguy cơ mắc ĐTĐ và các bệnh tim mạch tăng gấp 3 – 4 lần.
Béo bụng có gây bệnh ĐTĐ?
Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải (BMI < 25 kg/m2) là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Sở dĩ béo dạng nam được coi là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch vì mô mỡ nhiều ở bụng làm gia tăng nồng độ axít béo tự do, tăng triglyceride, tăng hiện tượng viêm và gây độc với tế bào bêta của tụy (lipotoxicity).
Một người được coi là béo bụng khi vòng bụng >90cm đối với nam; >80cm đối với nữ.
Trên đây là những nguy cơ dễ dẫn đến mắc bệnh ĐTĐ, để phòng tránh bệnh, chúng ta cần duy trì cân nặng lý tưởng, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hợp lý. Đối với những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cần theo dõi cụ thể và có chế độ ăn uống hợp lý nhằm ổn định đường huyết.
Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý - Chế độ ăn góp phần quan trọng vào sự thành công trong điều trị bệnh tiểu đường. vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên nắm rõ những nguyên tắc ăn uống sau.

Mục tiêu chung chế độ ăn
1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt.
2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
4. Ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.
5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Mức cân nặng, giới tính
2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng).
3. Thói quen và sở thích.
Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau:
1.  Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).
2. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
3. Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
4.Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
5.Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
Một số điểm chú ý:
1.Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài,  trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
2.Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho bệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.
3.Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh khi bà bầu mắc bệnh tiểu đường - Nguy cơ dị tật bẩm sinh của em bé tăng gấp 4 lần nếu thai phụ mắc bệnh đái tháo đường. Những dị tật này bao gồm bệnh tim bẩm sinh hay nứt đốt sống.

Cả hai bệnh đái tháo đường týp 1, thường xuất hiện ở người trẻ, và týp 2, phần lớn là do ăn kiêng quá đều dẫn đến rối loạn lượng đường trong máu. Hậu quả với thai phụ là gây ra các vấn đề trong lúc mang thai như dị tật bẩm sinh, sảy thai hay trẻ sinh ra thừa cân.
Thông tin cần thiết về bệnh đái tháo đường - Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây phát triển nhanh nhất 15 năm trở lại đây, được coi là đại dịch của TK21. Sau 10-15 năm, tỉ  lệ bệnh lại tăng gấp 2 lần. Số người mắc bệnh đái tháo đường theo thống kê: TG > 250 triệu (5%). Ở VN: 4,5 triệu, 65% số người mắc không được phát hiện.
Biến chứng nặng nề của bệnh đái tháo đường: 10 giây có 1 người tử vong, 30 giây có 1 người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi, mỗi ngày 5000 người bị mù do bệnh mắt ĐTĐ.

I. Định nghĩa đái tháo đường
- Theo TCYTTG 2002: “ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”.
- Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ 2004: “ ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu “.
II. Chẩn đoán đái tháo đường
Để chẩn đoán ĐTĐ, hiện nay người ta dùng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 1998 và đã được xác định lại 2002. Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau:
1. Nồng độ Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥200 mg/dl (≥11,1 mmol/l), kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được.
2. Nồng độ Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (≥7mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường).
3. Nồng độ Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥200 mg/dl (11,1mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT).
Giai đoạn trung gian:
+ Rối loạn glucose máu đói (IFG: Impaired Fasitng Glucose): khi glucose máu đói Go (FPG) ≥100 mg/dl (5,5 mmol/l) nhưng < 126 mg/dl (7,0 mmol/l).
+ Rối loạn dung nạp glucose (IGT: Impaired Glucose Tolerance): khi glucose máu 2 giờ sau OGTT (G2) ≥140 mg/dl (7,8 mmol/l), nhưng < 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
- Go < 100 mg/dl (5,5 mmol/l): glucose đói bình thường.
- Go ≥126 mg/dl (7,0 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là theo dõi ĐTĐ (chẩn đoán chắc chắn là phải đủ điều kiện nêu trên).
Đánh giá kết quả khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống:
- G2 < 140 mg/dl (7,8 mmol/l): dung nạp glucose bình thường.
- G2 ≥ 140 mg/dl và < 200 mg/dl (11,1 mmol/l): rối loạn dung nạp glucose (IGT).
- G2 ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l): chẩn đoán tạm thời là ĐTĐ.
Lưu ý: TCYTTG còn sử dụng glucose mao mạch để chẩn đoán ĐTĐ (cần lưu ý đến tính chính xác của máy đo dường huyết mao mạch); trong khi Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) chỉ sử dụng glucose huyết tương tĩnh mạch trong chẩn đoán ĐTĐ.
III. Chẩn đoán phân biệt type 1 và type 2
Bảng: Các đặc điểm chính của đái tháo đường type 1 và type 2 (theo TCYTTG 2002):
Đặc điểm
Type 1
Type 2
Tuổi khởi phát điển hình
< 35
> 35
Yếu tố tố bẩm di truyền
Ít
Nhiều
Các tự kháng thể chống lại TB β
Có (90-95%)
Không
Vóc dáng
Bình thường/gầy
Béo phì
Insulin/C-peptide huyết tương
Thấp/không có
Cao
Đặc điểm chuyển hóa chính
Thiếu insulin
Hội chứng chuyển hóa với
kém nhạy cảm insulin
Điều trị insulin
Đáp ứng
Cần liều cao
1. Chẩn đoán ĐTĐ type 1:
Không được bàn cãi là:
- Khởi đầu tuổi trẻ < 40 tuổi.
- Glucose máu tăng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của TCYTTG như đã nói trên.
- Dấu lâm sàng rầm rộ: tiểu nhiều (tăng sinh niệu thẩm thấu), uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, và suy kiệt (asthénie).
- Tình trạng giảm insulin tuyệt đối dễ đưa đến nhiễm céton và nhiễm toan céton nếu không điều trị (C-peptide < 0,2 ng/ml). Trước khi giảm insulin tuyệt đối, độ nặng nhẹ lâm sàng phụ thuộc vào độ tiết insulin “cặn” được xác định bằng cách đo insulin máu hoặc C-peptide.
- Kháng thể kháng đảo (+), và KT kháng thể kháng GAD (+).
- Điều trị phụ thuộc insulin.
- Biến chứng vi mạch là thường gặp.
- Liên quan đến yếu tố HLA.
2. Chẩn đoán ĐTĐ type 2:
Lâm sàng, bệnh nhân đái tháo đường type 2 có triệu chứng lâm sàng rõ xảy ra sau tuổi 40, đôi khi có thể xảy ra sớm hơn. Dấu lâm sàng thường không rầm rộ như type 1, nhưng cũng có thể là tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều (thường có yếu tố làm dễ như stress, nhiễm trùng…), rối loạn thị giác đặc biệt là dấu do tăng glucose máu như rối loạn chiết quang, hoặc là đã có biến chứng về mạch máu và thần kinh. Trong những trường hợp này tăng glucose máu thường phối hợp với glucose niệu và chẩn đoán dễ dàng không cần thiết làm trắc nghiệm chẩn đoán quá phức tạp. Đôi khi hoàn toàn không có triệu chứng, và chẩn đoán phải cần đến các xét nghiêm cận lâm sàng một cách có hệ thống (30-50% ĐTĐ type 2 không được phát hiện).
Bảng: Bảng phân biệt ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2 của nhóm dữ kiện ĐTĐ quốc gia Hoa Kỳ (NDDG), và của V. Fattorusso và O. Ritter (có phần giống nhau) nêu lên vài nét đặc thù riêng giữa 2 thể như sau:
ĐTĐ type 1
ĐTĐ type 2
Tỉ lệ mắc bệnh 10-20%
Khởi đầu đặc hiệu ở tuổi trẻ < 40 tuổi
Khởi đầu thường cấp
Gầy
Tiết insulin rất thấp
Nồng độ insulin huyết thanh rất thấp hoặc bằng 0
Thụ thể insulin hiếm khi bị tổn thương
Hôn mê do nhiễm toan céton
Biến chứng vi mạch sớm
Bắt buộc điều trị bằng insulin + tiết thực
 Có HLA-DR3 và DR4
Có kháng thể kháng đảo, KT kháng GAD
Có tiền sử gia đình 10% trường hợp 30-50% xảy ra ở trẻ sinh đôi giống nhau
Tiền sử nhiễm siêu vi, nhiễm độc.
80-90%
Thường khởi đầu > 40 tuổi
Khởi đầu không rõ ràng
Béo phì hay không béo
Bình thường hoặc giảm ít
Tăng hoặc bình thường hoặc giảm ít
Thường bị tổn thương thụ thể
Hôn mê tăng thẩm thấu
(Rất hiếm nhiễm toan céton)
Biến chứng mạch máu lớn
Tiết thực, vận động hay tiết thực + S.U, Metformin hay insulin
Không liên quan đến HLA.
Không có KT kháng đảo
Có tiền sử gia đình 30% trường hợp 100% xảy ra ở trẻ sinh đôi giống nhau
Không có.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị ĐTĐ.

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. (Ảnh minh họa)
Tiền đái tháo đường cũng được biết tới với cái tên rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose (IGT).
Làm thế nào để phát hiện tiền ĐTĐ, làm cách nào để phòng chống, có thể điều trị được không?
Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì, tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ, ĐTĐ thai kỳ hay đẻ con trên 4kg. Khi có các yếu tố nguy cơ, chúng ta cần nghĩ đến tiền ĐTĐ.
Việc phát hiện tiền ĐTĐ sẽ tiến hành trên các đối tượng có nguy cơ, xác định qua các xét nghiệm thăm dò đường huyết.
Tiền ĐTĐ là một tình trạng bệnh lý có thể điều trị được. Nghiên cứu về phòng chống bệnh ĐTĐ cho thấy những người mắc tiền ĐTĐ có thể ngăn ngừa việc tiến triển thành ĐTĐ týp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể lực.
Người dân cần được trang bị kiến thức về ĐTĐ cũng như tiền ĐTĐ, hiểu biết về các yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm cũng như việc có lối sống lành mạnh.
Những người bị tiền ĐTĐ cũng cần được hiểu biết thêm về các vấn đề xảy ra đối với họ: chế độ luyện tập; chế độ ăn uống; chế độ dùng thuốc; khi bị ốm; khi đi du lịch; nguy cơ dễ bị các bệnh khác như lây nhiễm cúm/viêm phổi; thay đổi tâm lý (cáu giận hoặc trầm cảm).
Tiền đái tháo đường - Nguy cơ và cách phòng tránh - 1Những yếu tố nguy cơ gây tiền ĐTĐ đã được biết đến nhiều như béo phì,
tăng huyết áp, tuổi trên 45, tiền sử gia đình có ĐTĐ. (Ảnh minh họa)
Những ai có nguy cơ bị tiền ĐTĐ?
Hội đồng các chuyên gia của HHS và ADA khuyên nhân viên y tế nên sàng lọc tất cả những người béo phì từ 45 tuổi trở lên (với chỉ số khối cơ thể BMI lớn hơn hoặc bằng 25).
Những người béo phì tuổi dưới 45 cũng cần được sàng lọc nếu họ có một trong những yếu tố nguy cơ sau: cao huyết áp, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, nồng độ mỡ trong máu cholesterol tốt (HDL – High-Density Lipoprotein) thấp và triglyceride cao, tiền bị ĐTĐ thai kỳ hoặc đẻ con to trên 4kg, hoặc thuộc chủng tộc có nguy cơ bị ĐTĐ týp 2 cao (như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người Mỹ gốc Á/dân thuộc các đảo ở Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha, Latinh).
Nếu một người được xét nghiệm sàng lọc tiền ĐTĐ và kết quả đường huyết nằm trong giới hạn bình thường thì ADA khuyên nên làm xét nghiệm lại 3 năm một lần. Nếu một người được chẩn đoán tiền ĐTĐ thì nên làm xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán đái đường týp 2 cứ 1 đến 2 năm một lần.
Trẻ em và thanh niên mới trưởng thành cũng có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ. Hiện nay chỉ có một bộ phận nhỏ các em hiểu biết về cách phòng tránh hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ týp 2 ở trẻ em.
Design by Hao Tran -
Hao Tran